Thứ 2 - Chủ Nhật: 08:00’ - 20:00

cấy ghép tóc y học
Cấy tóc y học quốc tế
cấy râu tự thân
cấy râu tự thân

7 nguyên nhân khiến râu mọc không đều và cách khắc phục 

Râu mọc không đều khiến vẻ ngoài kém sáng, thiếu nam tính, ảnh hưởng đến công việc và sự nghiệp của nam giới. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về 7 nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả. Từ đó giúp bạn có hướng điều trị đúng cách, giúp bản thân sở hữu bộ râu dày rậm, phong thủy và nam tính hơn. 

I. Râu mọc không đều là như thế nào? 

Để trả lời câu hỏi “râu mọc không đều là như thế nào?” chúng tôi đã tham khảo ý kiến của Ths. Bs Nguyễn Quốc Tuấn, trưởng khoa tóc, Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế, chuyên gia về lông tóc trên cơ thể người với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành. Ông chia sẻ: 

“Râu mọc không đều là tình trạng vùng lông trên cằm, nhân trung, hai bên má, đường tóc mai… mọc lưa thưa, chỗ mọc, chỗ không mọc, không tạo thành hình thể đồng nhất hoặc chỉ đơn giản là chỗ mọc dày chỗ mọc thưa. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này mà biểu hiện của chúng sẽ khác nhau.”  Sau đây là một số ví dụ: 

Tình trạngBiểu hiện 
Râu mọc lưa thưa từng vùngXuất hiện những đốm hói tròn trên râu, những vùng này không mọc râu trong khi vùng da xung quanh có râu (tương tự như tình trạng hói đầu từng vùng) 
Vẩy nến ở râu Vùng râu bị ảnh hưởng sưng tấy, viêm da, bong tróc, có cảm giác đau. Râu rụng dần thậm chí biến mất hoàn toàn. 
Viêm da tiết bã nhờnXuất hiện vảy nhờn màu trắng hoặc vàng, da viêm và phát ban. Thường xuyên có cảm giác nhờn, rít ở râu.
Râu mỏng do tuổi tác, hormone Không xuất hiện tình trạng viêm, ngứa hay đau ở râu mà chỉ đơn giản là râu rụng xuống do quá trình lão hóa, mỏng dần ở một số vùng
Râu mọc không đều bẩm sinh Khi dậy thì không thấy mọc râu hoặc râu mọc lưa thưa và không cảm thấy sưng, viêm, đau rát tại vùng mọc râu

II. 7 Nguyên nhân chính khiến râu mọc không đều 

2.1. Bệnh tự miễn dịch 

Bệnh tự miễn dịch là một trong số những nguyên nhân chính khiến râu mọc lưa thưa. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy gần 50% nam giới bị mọc râu không đều do ảnh hưởng bởi loại bệnh lý này. 

2.2. Bẩm sinh râu mọc không đều

Nhiều người bẩm sinh đã mọc ít râu hoặc không có râu. Điều này là do ảnh hưởng bởi di truyền học, Ví dụ: một số người khi đến tuổi trưởng thành râu mọc rất dày rậm, trong khi một số người lại gần như không mọc lên sợi râu nào. 

2.3. Các bệnh lý da liễu 

Một vài bệnh lý da liễu như viêm da mặt, lông mọc ngược, viêm bã tiết nhờn… gây đau, kích ứng da mặt và tăng nguy cơ rụng râu. Vì chúng gây ra tình trạng tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn trong lỗ chân lông, cản trở râu phát triển và thậm chí là tấn công nang râu, làm mất râu vĩnh viễn.

2.4. Tuổi tác 

Nhiều nam giới có cơ địa tương đối “lạ lùng”, có thể mọc râu chậm, thưa trong thời kỳ dậy thì, nhưng sau khi dậy thì lại bắt đầu mọc râu rất nhanh và dày rặn. Đồng thời, nam giới sau tuổi 50 thường có râu thưa, mỏng và mọc chậm hơn do ảnh hưởng của sự sụt giảm nội tiết tố và lão hóa. 

2.5. Chấn thương

Chấn thương do tai nạn, nổi mụn trứng cá, bỏng… có thể hình thành sẹo xấu trên da mặt. Phần sẹo này không chứa mô nang tóc, mạch máu và có cấu tạo dày khiến nang tóc không thể bám vào hoặc phát triển, mọc lên râu từ vị trí sẹo khiến bộ râu mọc không đều, chỗ thừa chỗ thiếu. 

2.6. Stress, áp lực tâm lý 

Stress, áp lực tâm lý có thể phá vỡ chu kỳ mọc/rụng của lông, tóc trên cơ thể. Khi chúng ta chịu áp lực nặng nề trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc telogen, các nang lông bị tổn thương và rụng nhanh hơn so với chu kỳ bình thường. Mặc dù rụng tóc telogen thường xảy ra tại vùng tóc trên đầu nhưng có nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh nó cũng có thể ảnh hưởng tới râu. 

2.7. Chăm sóc không đúng cách 

Chải râu quá mạnh sẽ tạo áp lực lên nang râu, khiến chúng bị tổn thương và dễ gãy rụng. Sấy râu ở nhiệt độ cao khiến da mặt khô, sợi râu giòn và dễ gãy rụng. Việc nhuộm râu bằng thuốc hoặc uốn, ép bằng nhiệt cũng khiến râu bị tổn thương, dễ rụng khiến bộ râu mất đi vẻ đồng nhất, chỗ dày chỗ thưa. 

Ngoài ra, không vệ sinh và cắt tỉa râu định kỳ cũng khiến râu xơ, rối, tích tụ bụi bẩn dẫn đến  mụn mủ và mọc không đồng đều.

III. Bật mí 5 cách cải thiện râu mọc không đều nhanh chóng 

3.1. Tỉa những sợi râu mọc không đều

Ở một số nam giới, bộ râu ở hai bên khuôn mặt có độ đài không đều nhau, một bên dài hơn và một bên ngắn hơn. Giải pháp hữu hiệu nhất chính là tỉa bớt những sợi râu dài hơn về đúng chiều dài với bên râu còn lại, giúp bộ râu cân đối trở lại.

Nếu bộ râu bị cong vì một số sợi râu mọc lệch “form” thì bạn có thể chải râu vào nếp nhiều lần trong ngày. Mỗi lần như vậy hãy giữ lược trong vài giây để phần râu mọc lệch được “tập” cho quen, dần dần chúng sẽ thẳng và đều hơn. 

Tuy nhiên, một số trường hợp râu mọc lưa thưa là do bẩm sinh các nang râu đã có mật độ không đều nhau. Nếu đúng như vậy, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và sử dụng phương pháp điều trị hiệu quả hơn. 

3.2. Cải thiện chế độ sinh hoạt giúp khắc phục vấn đề râu mọc không đồng đều 

Thói quen sinh hoạt cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ mọc của râu. Một số thói quen có lợi khiến râu của bạn mọc nhanh chóng là: 

  • Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 giờ mỗi đêm khiến cơ thể được phục hồi, râu sẽ hình thành và phát triển tốt hơn. 
  • Nang râu, nang tóc… cần nhiều máu và dưỡng chất để nuôi dưỡng. Vì vậy hãy duy trì hoạt động thường xuyên để đảm bảo máu lưu thông khắp cơ thể. 
  • Sự phát triển của râu cũng có liên hệ mật thiết tới nồng độ nội tiết tố bên trong cơ thể, vì vậy bí quyết để duy trì râu chắc khỏe là nam giới nam giới cần đảm bảo giữ mức testosterone ở mức cao và ổn định (vận động cũng là cách kích thích sản sinh testosterone) 
  • Căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân khiến râu mọc không đều vì vậy bạn nên tìm cách giải tỏa căng thẳng bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, tập thể dục nhiều hơn và thiền định thường xuyên.

3.3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng thường ngày 

Mỗi ngày nang râu thu thập dinh dưỡng và oxy từ máu để kích thích bản thân phát triển, sản sinh sợi râu khỏe mạnh. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, protein và khoáng chất sẽ là bí quyết giúp nam giới sở hữu bộ râu chắc khỏe, hạn chế tình trạng râu mọc không đều. 

Một số sản phẩm tốt cho râu mà nam giới nên sử dụng là: 

  • Thịt nạc, cá hồi: rất giàu protein nạc và omega-3 
  • Gan động vật: rất giàu chất sắt 
  • Hải sản, đặc biệt là hàu: chứa nhiều omega-3 và kẽm 
  • Chất béo lành mạnh từ bơ, dầu dừa, dầu oliu…
  • Rau xanh, trái cây: giàu vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe

3.4. Sử dụng thuốc kích thích mọc râu

Hiện nay, trên thị trường cũng có nhiều loại thuốc nuôi dưỡng râu, kích thích mọc râu hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu và sử dụng chúng để giúp râu mọc nhanh chóng, cải thiện tình trạng râu mọc không đều.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng chỉ nên mua sản phẩm tại các cơ sở uy tín và chất lượng, tránh sử dụng phải hàng giả, hàng nhái kém chất lượng có thể gây kích ứng cho da mặt. Ngoài ra, những sản phẩm này có hiệu quả hay không còn phục thuộc vào rất nhiều yếu tố: cơ địa, số lượng nang râu cần nuôi dưỡng…. vì vậy thuốc có thể mang lại hiệu quả kém hoặc không như mong muốn, lúc này thay vì cố chấp dùng tiếp bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và tư vấn phương pháp phù hợp hơn. 

3.5. Nuôi dưỡng bộ râu mỗi ngày

Thường xuyên sử dụng dầu dưỡng tự nhiên lên bộ râu cũng giúp hạn chế tình trạng râu mọc không đều. Phần dầu dưỡng sẽ giữ cho bộ râu trở nên mềm mại, khỏe mạnh và săn chắc hơn, giúp kiểm soát tình trạng kích ứng và khô da tốt hơn. 

IV. Những câu hỏi phổ biến về tình trạng râu mọc không đều 

4.1. Râu có mọc dày hơn sau 30 tuổi không?

Thời điểm mọc râu hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa và di truyền của con người. Thông thường thời điểm tốt nhất để mọc râu là từ 20 – 30 tuổi. Sau 30 có thể râu sẽ không mọc dày hơn. 

4.2. Râu mọc không đều có phải dấu hiệu thiếu testosterone không? 

Nhiều người cho rằng việc mọc râu lưa thưa, không đều là dấu hiệu cơ thể sụt giảm testosterone, khiến phong độ phái mạnh giảm sút, cơ thể mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục… song như đã nêu ở phần đầu của bài viết,  râu mọc không đều có nhiều nguyên nhân và suy giảm hormone chỉ là một trong số đó. 

Vì vậy, không thể khẳng định tình trạng râu mọc ít, không đồng đều  là dấu hiệu suy giảm testosterone bên trong cơ thể, nhưng nếu bạn vẫn lo lắng và không chắc chắn về tình trạng sụt giảm hormone của bản thân thì có thể thăm khám với bác sĩ để được tư vấn kỹ càng hơn.

Xem thêm: Cấy râu nam là gì? Những điều bạn cần biết về thủ thuật này 

4.3. Khi không thể cải thiện tình trạng râu mọc lưa thưa tại nhà, tôi nên làm gì? 

Râu mọc lưa thưa không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của nam giới mà còn dẫn đến tâm lý hoang mang, tự ti cho phái mạnh. Khi không thể tự cải thiện tình trạng này tại nhà bằng các biện pháp nêu trên các bạn nên đến gặp bác sĩ khoa tóc để được thăm khám và tư vấn cấy râu tự thân. 

Đây là công nghệ hiện đại, sử dụng chính những nang tóc trên cơ thể của khách hàng làm nguyên liệu cấy ghép lên vùng da mặt không mọc được râu. Từ đó “hồi sinh” lại các nang râu tại vùng da không có râu, giúp khách hàng sở hữu bộ râu đồng đều và có hình dáng như mong muốn. 

Tại Việt Nam, bạn có thể tin tưởng Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế – đây là đơn vị cấy râu tự thân hàng đầu tại nước ta, tiên phong chuyển giao và áp dụng những công nghệ cấy ghép hiện đại nhất hiện nay. 

Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tài giỏi, giàu kinh nghiệm; trang thiết bị máy móc hiện đại; quy trình cấy ghép tỉ mỉ… phòng khám tự tin cam kết thực hiện thành công thủ thuật mà không gây đau, không để lại biến chứng, rút ngắn thời gian phục hồi. Nếu kết quả không đúng như đề ra sẽ hoàn lại 100% chi phí cho khách hàng. 

Thông tin liên hệ

  • Hệ thống Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế
  • Cơ sở Hà Nội: 38 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Cơ sở Sài Gòn: 260 Nguyễn Đình Chiểu P6, Q3, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 024 3219 1111
  • Email: [email protected]

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã biết rõ vì sao râu mọc không đều và cách khắc phục hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công! 

cấy ghép tóc
Copyright © Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế | All Rights Reserved
cấy ghép tóc cấy ghép tóc
Bảo mật tư vấn Tư vấn miễn phí