Thứ 2 - Chủ Nhật: 08:00’ - 20:00

cấy ghép tóc y học
Cấy tóc y học quốc tế
cấy râu tự thân
cấy râu tự thân

Giải mã nguyên nhân rụng tóc và giải pháp điều trị hiệu quả nhất

Tóc rụng nhiều có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số chứng bệnh trong cơ thể. Để ngăn ngừa tình trạng này hiệu quả thì bạn cần phải tìm ra nguyên nhân rụng tóc chính xác. Vậy tại sao tóc rụng nhiều và có cách nào giúp tóc mọc lại chắc khỏe, dày đẹp không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau.

I. Nguyên nhân rụng tóc nhiều do đâu?

Tóc rụng đi là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ sinh trưởng của một sợi tóc. Sau khi tóc cũ rụng đi, nang tóc sẽ bắt đầu tích lũy dinh dưỡng để sản sinh ra sợi tóc mới. Ở người khỏe mạnh, lượng tóc rụng trung bình khoảng từ 30 – 100 sợi là điều bình thường. Tuy nhiên, bên cạnh đó có khá nhiều người bị tóc rụng nhiều và không mọc lại gây ra tình trạng tóc thưa mỏng, thậm chí là hói đầu. Dưới đây là những nguyên nhân rụng tóc mà chúng tôi tổng hợp được để bạn tham khảo.

1. Di truyền

Rụng tóc di truyền chỉ gặp ở nam giới, còn phụ nữ không bị ảnh hưởng. Điều này có nghĩa khi cha bị chứng hói đầu thì con trai sẽ thừa hưởng đặc tính này. Thật không may là chứng hói đầu thuộc tính trạng trội nên người con trai sinh ra sớm hay muộn cũng bị rụng tóc với mức độ khác nhau.

2. Tuổi tác

Càng lớn tuổi, tóc của bạn sẽ có những dấu hiệu lão hóa nên không thể đẹp như lúc còn trẻ. Tóc sẽ bị bạc và mái tóc sẽ mỏng, yếu hơn và rụng nhiều hơn. Với những trường hợp này, rất khó để khắc phục 100%. 

3. Thiếu chất dinh dưỡng

Kẽm, sắt, biotin (vitamin H) là những dưỡng chất thiết yếu để duy trì sự phát triển ổn định của mái tóc. Khi cơ thể bị thiếu chất thì mái tóc sẽ trở nên yếu và dễ bị gãy rụng. Cụ

thể:

  • Cơ thể bị thiếu kẽm sẽ làm tăng quá trình tiết bã nhờn da đầu, khiến chân tóc gãy rụng nhiều do bị bít dầu, không thông thoáng.
  • Thiếu sắt sẽ làm chậm quá trình sản sinh máu trong cơ thể, lượng máu lưu thông đến não bộ và da đầu cũng ít hơn khiến nguồn dinh dưỡng bổ sung cho nang tóc hạn chế, nang tóc kém phát triển và tóc mọc chậm.
  • Biotin là loại vitamin giúp tổng hợp nên Keratin – thành phần cơ bản chứa 70% cấu trúc tóc và góp phần tạo nên một sợi tóc chắc khỏe. Khi hàm lượng Biotin trong cơ thể quá thấp sẽ khiến sợi tóc kém phát triển và dễ gãy rụng.

4. Rối loạn nội tiết tố

Khi cơ thể có những thay đổi hoặc bị rối loạn về nội tiết tố thì hiện tượng rụng tóc có thể xảy ra. Nguyên nhân là vì sự tăng giảm bất thường của các loại hormone androgen, estrogen, progesterone sẽ khiến tóc khô yếu, rụng nhiều. Hơn nữa tình trạng rối loạn nội tiết tố còn khiến cơ thể mệt mỏi và không thể hấp thụ được dưỡng chất, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của các nang tóc. 

Thông thường rối loạn nội tiết tố sẽ xảy ra ở các trường hợp như sau: Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh, hay phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh, nam giới quá mạnh – yếu sinh lý, nam giới mãn dục,…. 

5. Căng thẳng kéo dài

Stress trong thời gian dài khiến hệ thần kinh bị căng thẳng,  chịu nhiều áp lực. Vòng tuần hoàn máu lên não bộ và da đầu bị giảm đi khiến cho nang tóc nhận được ít dưỡng chất hơn, lâu dần khiến chân tóc bị yếu và gãy rụng.

Ngoài ra, khi bị stress, thần kinh nội tiết sẽ ứng phó lại bằng cách tăng cường sản sinh chất P để bảo vệ cơ thể. Chất P lại là tác nhân tấn công làm hại nang tóc, khiến tóc rụng và khó mọc lại. Chưa kể, stress còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều rối loạn khác trong cơ thể, làm hệ miễn dịch suy giảm, rút ngắn chu kỳ phát triển của các nang tóc.

6. Tác dụng phụ của thuốc 

Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh có thể gây tác dụng phụ rụng tóc. Do đó, nếu bạn đang dùng nhưng loại thuốc sau mà thấy tóc rụng nhiều bất thường thì nên trao đổi với bác sĩ để thay thế.

  • Thuốc chống trầm cảm như: thuốc paroxetine (Paxil), thuốc fluoxetine (Prozac); thuốc sertraline (Zoloft).
  • Thuốc chống co giật như: thuốc valproic (Depakote); thuốc trimethadione (Tridione).
  • Một số thuốc giảm cholesterol như: thuốc clofibrate (Atromid-S); thuốc gemfibrozil (Lopid), statin (thuốc hạ mỡ máu), thuốc Simvastatin (Zocor); thuốc Lipitor (atorvastatin).
  • Thuốc giảm đau như thuốc Amphetamine.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS).
  • Một số thuốc chữa trị cho bệnh Parkinson như thuốc Levodopa (Atamet).
  • Một số thuốc tránh thai.
  • Thuốc làm loãng máu và ngăn ngừa máu đông như: thuốc warfarin (Coumadin) và các loại heparin (biệt dược tùy thuộc vào dạng thuốc).
  • Thuốc điều trị dạ dày Famotidine (Pepcid).
  • Một số thuốc điều trị bệnh tim mạch.
  • Một số thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp.
  • Liệu pháp thay thế hormone (HRT).

7. Bệnh lý cơ thể

  • Các bệnh da liễu như nấm, vảy nến, eczema,… cũng khiến cho da đầu bị viêm, làm thay đổi cấu trúc của tóc khiến nang tóc, chân tóc dễ bị tổn thương. Tác động của nó còn gây bít lỗ chân lông, khiến cho chân tóc bị bít lại và tóc không thể mọc lại.
  • Nguyên nhân rụng tóc nhiều có thể là dấu hiệu của các căn bệnh tự miễn như lupus. Lúc này hệ miễn dịch bị mất khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ mà quay ra chống lại cơ thể bằng cách sinh ra các kháng thể kháng lại các tế bào của hầu hết các cơ quan. Điều này khiến tế bào miễn dịch bị xáo trộn tác động mạnh mẽ đến tóc, gây ra hiện tượng rụng tóc.
  • Bệnh về tuyến giáp: Tuyến giáp đảm nhận vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra được xuyên suốt. Bởi vậy khi tuyến giáp không khỏe mạnh, cơ thể không tiếp nhận đủ hormone khiến cho sự trao đổi chất bị gián đoạn.
  • Hóa trị và xạ trị là một trong những phương pháp chữa trị ung thư phổ biến nhưng chúng cũng sẽ khiến người bệnh bị rụng tóc nhiều.
  • Buồng trứng đa nang: thường gặp ở những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Trong cơ thể người phụ nữ lúc này có quá nhiều androgen – hormone của nam giới. 
  • Thiếu máu: Máu cũng có nhiệm vụ nuôi dưỡng các nang tóc nên khi thiếu máu tóc không được cung cấp đủ dưỡng chất cũng sẽ kém phát triển, chân tóc có thể bị thoái hóa và rụng đột ngột.
  • Mất ngủ: Mất ngủ, thiếu ngủ thì sẽ tác động xấu đến sự phát triển mái tóc làm tóc mọc chậm, chân tóc yếu dễ gãy hơn. Nó cũng khiến bạn bị thiếu năng lượng và luôn trong tình trạng mệt mỏi, mất tập trung; làm khí huyết lưu thông đến não bộ không tốt khiến cho nang tóc bị tổn thương.

8. Các nguyên nhân rụng tóc khác

Ô nhiễm môi trường, nguồn nước, lạm dụng hóa chất làm đẹp, đưa nhiều hóa chất lên tóc để thực hiện uốn, duỗi, nhuộm, dùng máy sấy nhiệt độ cao, dùng dầu gội có nhiều chất tẩy, cồn hoặc formaldehit, thường xuyên hút thuốc lá, dùng chất kích thích, đồ có cồn, buộc tóc quá chặt, đi ngủ khi tóc ướt, vò tóc quá mạnh, cào gão mạnh khi gội đầu, chải tóc khi còn ướt,….  đều khiến tóc xơ yếu, khô, dễ gãy rụng.

II. Hướng dẫn cách chăm sóc khi tóc rụng nhiều bất thường

Vừa gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới sự tự tin, vừa là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bất thường nên chắc chắn khi bị rụng tóc không ai có thể ngồi yên chờ đợi tóc tự mọc trở lại. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu rụng tóc tốt nhất là bạn nên đi khám để biết được chính xác nguyên nhân rụng tóc do đâu.

Tùy nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu rụng tóc do tình trạng căng thẳng, mất ngủ hoặc các bệnh lý khác thì phải can thiệp điều trị những vấn đề này trước rồi mới tính đến điều trị kích thích tóc mọc trở lại.

Dưới đây là 1 số cách bạn có thể áp dụng để giảm thiểu số lượng tóc rụng và kích thích tóc mọc lại nhanh chóng.

Xem thêm: Cấy tóc ở đâu tốt nhất? Mách bạn địa chỉ cấy tóc uy tín tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

1. Sử dụng các phương pháp thiên nhiên

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên là lựa chọn được nhiều người mới rụng tóc, tóc thưa mỏng tìm đến bởi sự an toàn, giá thành rẻ, nguyên liệu dễ kiếm, dễ thực hiện. Bạn có thể dùng bồ kết, vỏ bưởi, hương nhu, cỏ mần trầu, lá khế để gội đầu hay dưỡng tóc bằng các loại tinh dầu nguyên chất (dầu dừa, dầu oliu, dầu jojoba,….), hoặc làm mặt nạ ủ tóc từ các loại trái cây, trứng, sữa chua. Nên thực hiện đều đặn 1-2 lần/tuần để đạt hiệu quả cho tóc. 

Lưu ý: cách này chỉ giúp cho tóc sạch, mềm mượt và chắc khỏe hơn, còn nếu muốn tóc mọc trở lại thì tốn rất nhiều thời gian do tác dụng chậm.

2. Dùng thuốc

Sau khi thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân rụng tóc, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp như Minoxidil, Finasteride, Spironolactone, Cimetidine (Tagamet), Anthralin,… Lưu ý, người bệnh không nên tự ý dùng các loại thuốc này nếu chưa có chỉ định của bác sĩ bởi chúng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.

3. Trị rụng tóc công nghệ cao tại Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế

Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là đơn vị chữa rụng tóc uy tín nhất tại Việt Nam đã được Sở Y tế cấp phép. Tại đây, sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, có trên 10 năm kinh nghiệm, từng tu nghiệp tại nước ngoài và công tác tại các bệnh viện lớn. Bằng kinh nghiệm thực tiễn của mình, các bác sĩ tại phòng khám đã trị rụng tóc thành công cho hàng ngàn khách hàng.

Phòng khám xây dựng 2 cơ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vô cùng khang trang, tiện nghi chuẩn 5 sao cùng trang thiết bị máy móc hiện đại nhập khẩu tại các nước nổi tiếng như Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản…. chắc chắn sẽ đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. 

Đối với những trường hợp rụng tóc lâu ngày để lộ những mảng hói trên da đầu, nếu vẫn còn chân tóc và có khả năng hồi phục thì sẽ được tiến hành điều trị theo liệu trình kích thích mọc tóc chuyên sâu bằng laser. Còn khi nang tóc đã mất thì cách duy nhất để khắc phục đó là sử dụng phương pháp cấy tóc tự thân. Chỉ 1 lần thực hiện bạn sẽ sở hữu mái tóc dày đẹp, chắc khỏe mà không cần tốn nhiều công sức chăm sóc hay lo sợ về tác dụng phụ như dùng thuốc.

Trên đây là những nguyên nhân rụng tóc và giải pháp điều trị hiệu quả để bạn tham khảo. Để được tư vấn kỹ hơn về công nghệ trị rụng tóc hiện đại cũng như nhận các chương trình ưu đãi hấp dẫn bạn hãy liên hệ ngay tới số hotline 02432191111. Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia luôn sẵn sàng tư vấn nhiệt tình.

cấy ghép tóc
Copyright © Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế | All Rights Reserved
cấy ghép tóc cấy ghép tóc
Bảo mật tư vấn Tư vấn miễn phí