Thứ 2 - Chủ Nhật: 08:00’ - 20:00

cấy ghép tóc y học
Cấy tóc y học quốc tế
cấy râu tự thân
cấy râu tự thân
cấy râu tự thân

Rụng lông mày nhiều là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục 

Lông mày bị rụng không chỉ khiến gương mặt thưa thớt, trở nên kém sức sống mà có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý. Vậy rụng lông mày nhiều là bệnh gì? Làm thế nào để nhận biết? Cách khắc phục ra sao?… Cùng Viện Cấy tóc Quốc tế tìm hiểu và giải đáp trong bài viết dưới đây. 

I. Rụng lông mày nhiều là bệnh gì? 

Với câu hỏi rụng lông mày nhiều là bệnh gì? Ths. Bs Nguyễn Quốc Tuấn, người có hơn 10 năm kinh nghiệm khám rụng tóc trả lời: 

Ngoài tác dụng làm nổi bật đường nét và hài hòa ngũ quan, lông mày còn có liên hệ chặt chẽ với yếu tố hormone, gen di truyền và sức khỏe của cơ thể. Lông mày đột ngột rụng nhiều, không mọc lại là dấu hiệu cảnh báo các bất thường về sức khỏe ở cơ thể. 

Các bất thường này có thể là căng thẳng tâm lý, thiếu hụt dưỡng chất, di truyền hoặc do tình trạng nhiễm trùng da, bệnh tuyến giáp, suy giảm hormone. 

1. Thiếu hụt dưỡng chất 

Nang lông phát triển và hoạt động ổn định nhờ một lượng lớn dưỡng chất cung cấp hàng ngày. Do đó nếu thiếu hụt những chất này có thể gây ra chứng rụng lông mày. 

Các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt sẽ gây ra chứng rụng lông mày có thể kể đến là: Sắt, Axit béo omega-3, vitamin E – B12 – D, Collagen (vitamin C)… 

2. Căng thẳng kéo dài 

Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý, làm tăng nồng độ hormone DHT bên trong cơ thể. Loại hormone này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rụng lông, tóc ở cơ thể (trong đó có lông mày).

3. Mang thai, sinh con 

Quá trình mang thai hoặc sinh con làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, từ đó dẫn đến rụng lông mày. 

4. Di truyền, lão hóa

Một vài người bị rụng lông mày, hói đầu từ rất sớm do gen di truyền trong gia đình. Mặt khác, tình trạng lão hóa cũng khiến nang lông dần mất đi chức năng hoạt động, từ đó khiến lông mày, lông tóc rụng dần. 

5. Bệnh chàm 

Bệnh chàm là bệnh lý viêm da rất phổ biến và là câu trả lời cho câu hỏi rụng lông mày nhiều là bệnh gì? Ở người lớn, bệnh thường xuất hiện ở phần mặt và chân mày, ảnh hưởng nặng nề đến nang lông, cản trở sự phát triển của lông mày.

6. Bệnh vảy nến 

Tương tự như bệnh chàm, vảy nến là một bệnh viêm da phổ biến khiến vùng da bị phát ban, loang lổ nhiều nốt vảy khác nhau. Những nốt này gây ngứa, rát, sần sùi ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và sinh hoạt thường ngày. 

Mặt khác, vảy nến cũng tác động xấu tới tận nang lông, có thể gây ra tình trạng rụng lông mày nhiều, rụng tóc hói đầu. 

7. Tổn thương nang lông 

Nhổ lông mày, cạo lông mày với lực quá mạnh sẽ khiến nang lông bị tổn thương, dẫn đến tình trạng lông mày khó mọc lại hoặc ngừng phát triển. 

8. Viêm da tiếp xúc 

Bị dị ứng do các sản phẩm chăm sóc da mặt, dưỡng lông mày, dầu gội… cũng có thể dẫn đến tình trạng rụng lông mày. 

9. Viêm da tiết bã 

Viêm da tiết bã là một dạng bệnh lý dai dẳng, có thể dẫn đến gàu ngứa tại các vị trí nang lông. Từ đó khiến nang yếu dần, gây ra tình trạng rụng lông mày, rụng tóc.

10. Nấm da đầu 

Nấm da đầu nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xuống đến lông mày. Tình trạng này có thể khiến lông mày yếu, dễ rụng và khó mọc lại.

11. Vấn đề tuyến giáp 

Tuyến giáp tham gia sản xuất hormone và điều chỉnh trao đổi chất. Tuyến giáp gặp các vấn đề bất thường có thể khiến lông mày rụng nhiều và hói đầu vĩnh viễn. 

12. Hóa trị

Thực hiện hóa trị để điều trị ung thư sẽ khiến lông tóc (bao gồm lông mày) trên cơ thể bị rụng thành từng mảng. 

II. Dấu hiệu nhận biết rụng lông mày nhiều do bệnh lý 

Sau khi giải đáp câu hỏi rụng lông mày nhiều do bệnh gì ở phần trên. Ta đã biết tình trạng rụng lông mày không hoàn toàn do bệnh lý mà còn có thể do chế độ dinh dưỡng, tâm trạng, di truyền… Vậy, làm thế nào để phân biệt tình trạng rụng lông mày nhiều bình thường với rụng lông mày do bệnh lý? 

Để phân biệt tình trạng rụng lông mày do bệnh lý, bạn có thể dựa vào các triệu chứng sau:

  • Rụng lông mày nhiều nhưng không có dấu hiệu mọc lại 
  • Da vùng đầu, chân mày bị sưng tấy, kích ngứa, nứt nẻ 
  • Xuất hiện nhiều vết loang lổ, sần sùi tại vùng chân mày và da đầu 
  • ….

III. Rụng lông mày có sao không? Có mọc lại được không? 

Lông mày là ngũ quan nổi bật nhất trên khuôn mặt, làm tăng lên khí chất và gây ấn tượng khi giao tiếp. Do đó, rụng lông mày ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của bản thân, khiến bạn tự ti khi giao tiếp và khó gây ấn tượng với người khác hơn. 

Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị rụng lông mày hiệu quả. 

IV. Một vài cách điều trị rụng lông mày

1. Tự điều trị lông mày tại nhà 

Đây là những cách đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có tự thực hiện tại nhà nhằm kích thích lông mày mọc hoặc điều trị các bệnh gây rụng lông mày. Cụ thể: 

  • Bôi thuốc mọc lông mày: các dạng thuốc mọc lông mày dạng bôi không cần kê đơn như Minoxidil sẽ giúp lông mày của bạn mọc nhanh và dày dặn hơn 
  • Bổ sung dinh dưỡng: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại chất chống oxy hóa và axit béo omega-3 sẽ giúp lông mày mọc nhanh hơn, chắc khỏe hơn. 
  • Sử dụng thuốc Anthralin: đây là loại thuốc bôi có tác dụng điều trị bệnh vảy nến, được chỉ định cho người bệnh bị rụng lông mày 
  • Sử dụng thuốc Corticosteroid: loại thuốc này có tác dụng trị các vấn đề về da vô hiệu quả, giúp điều trị tình trạng nấm, chàm, viêm da…  
  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tránh stress, căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của lông mày

2. Phục hồi lông mày bằng cấy ghép lông tự thân

Tình trạng lông mày rụng do bệnh lý sau khi điều trị rất khó phục hồi tự nhiên. Lúc này, bạn nên đến các địa chỉ y tế uy tín để tiến hành cấy lông mày tự thân. 

Bác sĩ sẽ sử dụng chính nang tóc khỏe mạnh của bạn để cấy lên vùng chân mày, thay thế cho các sợi lông mày đã bị rụng. Sau một khoảng thời gian, nang cấy sẽ “biến đổi” dần thành các sợi lông hệt như lông mày thật và tồn tại vĩnh viễn. 

Tuy cấy lông mày tự thân không phải là một thủ thuật khó nhưng bạn vẫn nên thực hiện tại các địa chỉ y tế uy tín. Việc thực hiện thủ thuật tại địa chỉ nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, bác sĩ thiếu kinh nghiệm có thể dẫn đến cấy hỏng, đau đớn, hình dáng lông mày xấu… 

Tại Việt Nam, Viện Cấy tóc Quốc tế chắc chắn là địa chỉ cấy lông mày tự thân hàng đầu mà bạn có thể tin tưởng, lựa chọn. Trung tâm đã trải qua kiểm tra nghiêm ngặt và được Sở Y tế cấp phép hoạt động. 

Không những thế, tại cơ sở còn quy tụ đội ngũ bác sĩ trên 10 năm kinh nghiệm, công nghệ cấy lông mày siêu vi kim SHT hiện đại, phòng thủ thuật riêng biệt… đảm bảo không đau, không biến chứng, không sẹo xấu, chân mày mọc tự nhiên. 

Để khám và tư vấn cấy lông mày, bạn hãy đến Viện Cấy tóc Quốc tế tại: 

  • Cơ sở Hà Nội: 38 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng

Hoặc liên hệ hotline: 024 3219 1111 để đặt lịch hẹn khám trực tuyến. 

Thông qua bài viết này, hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “rụng lông mày nhiều là bệnh gì?”. Lông mày là một yếu tố thẩm mỹ quan trọng đối với gương mặt. Do đó bạn hãy lưu ý những cách điều trị khi bị rụng lông mày có trong bài viết này để kích thích lông mày phát triển trở lại nhé! 

cấy ghép tóc
Copyright © Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế | All Rights Reserved
cấy ghép tóc cấy ghép tóc
Bảo mật tư vấn Tư vấn miễn phí