Nấm da đầu là bệnh lý da liễu tương đối phổ biến, bệnh gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người mắc. Ngoài cảm giác ngứa ngáy khó chịu nhiều người còn thắc mắc liệu mắc nấm da đầu có rụng tóc không? Nhận biết ra sao? điều trị như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những câu hỏi trên và mách bạn những phương pháp điều trị nấm da đầu và rụng tóc hiệu quả.
I.Nấm da dầu có bị rụng tóc không?
Nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng da đầu có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tác nhân chính gây bệnh là nấm sợi thuộc loài Trichophyton và Microsporum xâm nhập vào sợi tóc gây ra.
Khi mắc bệnh, các sợi nấm sẽ tác động vào nang tóc gây nên tình trạng da đầu yếu khiến tóc giòn, dễ gãy rụng. Tình trạng rụng tóc thường xuất hiện sau 20 ngày – 1 tháng kể từ khi nấm xuất hiện. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây hói cả một mảng da đầu.
Có thể khẳng định nấm da đầu sẽ gây rụng tóc, thậm chí là hói đầu nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời.
II.Cách nhận biết tình trạng nấm da đầu
Nấm da đầu là bệnh lý rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về da dầu khác như chấy, vẩy nến, á sừng… Thông thường bệnh sẽ phát triển theo ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: da đầu nổi nhiều gàu
Trong giai đoạn này, da đầu của người bệnh nổi nhiều gàu hơn bình thường. Nguyên nhân là bởi nấm kích thích da đầu tiết ra bã nhờn kết hợp với tế bào chết tạo thành gàu.
- Giai đoạn 2: ngứa và xuất hiện mụn da đầu
Lượng gàu và dầu nhờn xuất hiện tại da đầu là tác nhân chính gây ngứa. Cảm giác ngứa và khó chịu sẽ khiến người bệnh phải liên tục dùng tay gãi ngứa. sự chà sát mạnh và liên tục này có thể khiến da đầu bị chảy máu hoặc đóng vảy. Trong một số trường hợp, da đầu còn xuất hiện những nốt li ti hoặc nổi mụn.
- Giai đoạn 3: rụng tóc nhiều
Sau khoảng 20 ngày – 1 tháng tính từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh thì hiện tượng rụng tóc sẽ diễn ra mạnh mẽ. Bị rụng tóc là dấu hiệu cho thấy bệnh đã tiến triển nặng, cần điều trị ngay.
III.Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu
Tác nhân chính gây bệnh là các loại nấm ký sinh, phổ biến là Microsporum và Trichophyton. Những loại nấm này khi tác động vào vùng da đầu sẽ hủy hoại da và gây rụng tóc.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Tuổi tác: trẻ mới biết đi hoặc trong đội tuổi hay đi học dễ bị nấm da đầu
- Vệ sinh: vệ sinh da đầu kém kèm tình trạng ra mồ hôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển
- Thói quen: các thói quen xấu như lười gội đầu, để đầu ướt khi ngủ sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
Những con đường lây bệnh:
Nấm da đầu có thể lây lan trực tiếp qua các con đường sau:
- Tiếp xúc giữa người với người trong khoảng cách gần
- Tiếp xúc với động vật bị nhiễm nấm cũng có thể bị nhiễm bệnh, đặc biệt là khi dùng tay vuốt ve động vật mắc bệnh.
- Tiếp xúc gián tiếp thông qua các đồ dùng cá nhân như khăn tắm, bàn chải, quần áo, lược…
IV.Cách điều trị nấm da đầu rụng tóc
Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần gội đầu hàng ngày để loại bỏ rụng tóc, nên sử dụng dầu gội pha Sulfide selenium hoặc dầu gội Nizoral sẽ có tác dụng điều trị nấm tốt.
Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bệnh bằng thuốc, hiện nay, sử dụng thuốc uống là lựa chọn phổ biến hơn thuốc bôi. Bởi khi sử dụng thuốc bôi bệnh nhân phải cắt bỏ vùng da đầu mắc nấm. Một số loại thuốc uống được chỉ định để điều trị nấm da đầu là Griseofulvin, Fluconazole, Itraconazole, Terbinafine,…:
- Thuốc Griseofulvin uống trong 6 – 8 tuần. Người bệnh nên dùng thuốc cùng với một bữa ăn giàu chất béo để tăng cường sự hấp thụ.
- Terbinafine, Itraconazole và Fluconazole là những loại thuốc có tác dụng diệt nấm phổ biến. Thời gian điều trị của cả hai loại thuốc này cũng ngắn hơn thuốc Griseofulvin, từ 2 – 4 tuần.
Các thuốc điều trị nấm da đầu có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, kích ứng… nên người bệnh cần uống thuốc đúng phác đồ mà bác sĩ chỉ định.
V.Làm gì sau khi điều trị nấm da đầu để tránh bệnh tái phát?
Để tránh bệnh tái phát sau điều trị, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Không dùng chung lược chải tóc, khăm tăm, mũ nón với người khác, đặc biệt là người có nhiều gàu
- Xả sạch đầu mỗi khi gội đầu hoặc sử dụng kem xả
- Lau khô tóc bằng khăn hoặc máy sấy khi tóc bị ướt do tắm, gội đầu, ướt mưa…
- Không để tóc ướt khi đi ngủ vì có thể tạo điều kiện cho nấm phát triển
- Thường xuyên vệ sinh chăn, gối để phòng ngừa mầm bệnh
- Giữ cho phòng luôn khô ráo, thoáng khí
- Thú cưng cũng là một nguồn lây nhiễm nấm da đầu nên khi nhận thấy trên da vật nuôi có dấu hiệu bong tróc, viêm đỏ… cần đưa ngay đến gặp bác sĩ thú y để thăm khám. Nếu vật nuôi bị bệnh cần cách ly và điều trị
VI.Vì sao đã điều trị bệnh tóc vẫn rụng, không mọc lại?
Vì sao đã điều nấm đầu mà tóc vẫn rụng, không mọc lại? Là câu hỏi phổ biến của nhiều người sau khi điều trị bệnh. Thông thường tóc của người bệnh sau điều trị nấm da đầu sẽ có thời gian phục hồi từ 4 – 12 tháng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khi mắc bệnh sẽ khiến nang tóc bị suy yếu do tác dụng phá hoại từ các nốt mụn, gàu ngứa. Sau điều trị nang tóc không được phục hồi, tóc vẫn rụng và khó mọc lại.
Cũng có trường hợp tóc rụng nhiều nhưng không do nấm đầu, vì vậy dù đã điều trị bệnh nhưng tóc vẫn không thể hồi phục. Để cải thiện tình trạng rụng, không mọc lại tóc sau điều trị nấm da đầu bạn nên đến Viện Cấy tóc Quốc tế để khám và nhận lời khuyên từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Xem thêm: Rụng tóc là triệu chứng của bệnh gì? Cách điều trị chứng rụng tóc nhiều
VII. Vì sao bạn nên điều trị rụng tóc do nấm da đầu tại Viện Cấy tóc Quốc tế?
Viện Cấy tóc Quốc tế là địa chỉ chuyên sâu về tóc đã được Sở Y tế cấp phép hoạt động. Đây cũng là đơn vị đầu tiên tại nước ta được Sở Y tế phê duyệt các hạng mục tái sinh mái tóc cho khách hàng.
Đến phòng khám, khách hàng sẽ được bác sĩ chuyên khoa có trên 10 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và tư vấn. Quy trình khám tỉ mỉ, sử dụng máy soi nang tóc hiện đại Hair And Scalp Analysis 4D với độ phóng đại đến 200 lần sẽ giúp khách hàng hiểu rõ về tình trạng nang tóc của bản thân. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả khám để chỉ định phương pháp điều trị cá nhân hóa phù hợp và hiệu quả.
Đối với tình trạng rụng tóc do nang tóc yếu, khách hàng sẽ được chỉ định liệu trình hồi phục tóc chuyên sâu Hair Growth Pro. Đây công nghệ số 1 Nhật Bản trong chăm sóc tóc, giúp nang tóc phục hồi khỏe mạnh, tóc mọc nhanh chóng, bồng bềnh, dày dặn.
Đối với tình trạng rụng tóc nghiêm trọng, khi soi không thấy nang tóc sẽ được điều trị bằng phương pháp cấy tóc tự thân. Đây là phương pháp duy nhất có hiệu quả rõ rệt với tình trạng hói đầu lâu năm. Hiện, Viện Cấy tóc Quốc tế đã và đang áp dụng các kỹ cấy tóc tiên tiến FUE, HAT, PNS – đảm bảo: không đau, không biến chứng, không sẹo xấu, tỷ lệ nang sống > 95%.
Nấm da đầu có bị rụng tóc không? Hẳn bạn đã có câu trả lời sau khi đọc bài viết này. Thực tế, sau khi điều trị bệnh bạn vẫn có khả năng bị rụng tóc, tóc không mọc lại. Để điều trị tình trạng này bạn nên đến Viện Cấy tóc Quốc tế hoặc gọi đến hotline 024 3219 1111 để được tư vấn và giải đáp tận tình nhất.