Rụng tóc là hiện tượng sinh lý bình thường trong chu kỳ phát triển của tóc. Trung bình mỗi người có thể rụng từ 30–100 sợi tóc/ngày và sẽ có những sợi tóc mới khỏe mạnh mọc lên thay thế. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy tóc rụng nhiều bất thường, tóc mỏng dần, lộ rõ da đầu… thì đây có thể không còn là hiện tượng sinh lý đơn thuần mà là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Vậy rụng tóc là mắc bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau để có cái nhìn đầy đủ và chính xác nhất.
I. Triệu chứng của rụng tóc
Thông thường, mỗi người có khoảng 100.000 – 150.000 nang tóc trên da đầu. Mỗi sợi tóc sẽ trải qua 3 giai đoạn chính trong chu kỳ phát triển:
– Anagen (Giai đoạn mọc): Là giai đoạn tăng trưởng tích cực của tóc, kéo dài từ 2 – 6 năm. Khoảng 85–90% số sợi tóc trên đầu đang ở giai đoạn này.
– Catagen (Giai đoạn thoái triển): Là giai đoạn chuyển tiếp, khi tóc ngừng phát triển và bắt đầu co rút lại, kéo dài 2 – 3 tuần.
– Telogen (Giai đoạn nghỉ): Là giai đoạn nghỉ ngơi của tóc, kéo dài 2 – 3 tháng. Cuối giai đoạn này, sợi tóc sẽ rụng và được thay thế bởi tóc mới bắt đầu mọc lên từ cùng một nang tóc.

Rụng tóc chỉ thực sự trở thành vấn đề khi số lượng tóc rụng vượt quá mức sinh lý bình thường (trên 100 sợi/ngày) hoặc đi kèm với những dấu hiệu bất thường dưới đây:
– Tóc rụng nhiều kéo dài: Xảy ra cả khi tóc ướt lẫn khô, rụng rõ rệt sau khi gội đầu, chải tóc hoặc chỉ cần vuốt nhẹ tay qua tóc cũng thấy tóc rụng bám vào kẽ tay.
– Tóc con mọc yếu: Các sợi tóc mới mọc lên thường xoăn, mảnh, yếu, dễ gãy hoặc thậm chí không mọc lại, khiến mái tóc dần trở nên mỏng và thưa.
– Bất thường ở da đầu: Xuất hiện các triệu chứng ngứa, khô, bong tróc, viêm đỏ hoặc tóc rụng tập trung ở một số vùng nhất định.
– Lộ mảng da đầu: Có thể dễ dàng quan sát thấy mảng da đầu nhẵn bóng, không có tóc, biểu hiện rõ tình trạng rụng tóc từng vùng hoặc rụng tóc từng mảng (hói từng vùng).
Xem thêm : Nguyên nhân rụng tóc nhiều và cách điều trị dứt điểm
II. Giải đáp: Rụng tóc là mắc bệnh gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra rụng tóc như: tuổi tác, yếu tố di truyền, rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt vitamin và khoáng chất, chăm sóc tóc chưa đúng cách, tác động từ yếu tố bên ngoài,… Ngoài ra một lý do cũng khiến tóc rụng nhiều bất thường và không kiểm soát được đó là do bệnh lý. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp gây ra tình trạng tóc rụng:
1. Bệnh lý tuyến giáp
Rụng tóc là một trong những triệu chứng phổ biến của rối loạn chức năng tuyến giáp, bao gồm cả cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) và suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém).
Tuyến giáp sản xuất các hormone như thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), có vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất và chu kỳ phát triển của tóc. Khi tuyến giáp mất cân bằng, tóc có thể rụng đột ngột, lan tỏa hoặc tập trung thành từng mảng.

Ngoài rụng tóc, bệnh lý tuyến giáp còn gây ra các biểu hiện như:
- Mệt mỏi kéo dài
- Rối loạn kinh nguyệt
- Sụt cân hoặc tăng cân bất thường
- Nhịp tim nhanh
- Rối loạn tiêu hóa
2. Hội chứng buồng trứng đa nang
Ở phụ nữ, PCOS là nguyên nhân nội tiết phổ biến gây rụng tóc. Sự gia tăng bất thường hormone androgen (hormone sinh dục nam) trong cơ thể khiến chu kỳ phát triển của tóc bị rút ngắn, tóc dễ gãy rụng, mọc thưa hoặc không mọc lại.
Tóc thường rụng nhiều ở vùng đường chân tóc trước trán, đôi khi lan rộng khắp da đầu. Các dấu hiệu đi kèm có thể bao gồm: Kinh nguyệt không đều, tăng cân, mụn trứng cá, lông mọc rậm bất thường,…
3. Thiếu máu
Theo kết quả của các nghiên cứu, 95% dưỡng chất cung cấp để nuôi dưỡng và duy trì sức khỏe mái tóc đến từ những mạch máu dưới da đầu. Do vậy nếu bạn đang gặp tình trạng thiếu máu, các nang tóc sẽ không nhận đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, dễ gây ra tình trạng tóc khô yếu và rụng nhiều. Ngoài ra, thiếu máu cũng có thể gây ra sự mất cân bằng về hormone ảnh hưởng tới quá trình phát triển của tóc và người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.

Tình trạng thiếu máu thường xảy ra ở một số trường hợp như phụ nữ sau sinh, người vừa trải qua một cuộc phẫu thuật hoặc người mới ốm dậy,…
4. Rối loạn hệ thống miễn dịch
Nếu bạn đang thắc mắc “rụng tóc là mắc bệnh gì?” khả năng cao bạn đang mắc các bệnh lý tự miễn như Lupus ban đỏ hoặc rối loạn hệ miễn dịch. Cơ thể có thể xảy ra hiện tượng nhầm lẫn tế bào nang tóc là yếu tố xâm nhập và tạo ra kháng thể để tiêu diệt chúng. Kết quả là quá trình mọc tóc mới bị ảnh hưởng, rụng tóc có thể xảy ra nhanh chóng và sớm hơn so với tình trạng bình thường.
5. Bệnh về nội tiết
Sự thay đổi bất thường của các hormone nội tiết thường xảy ra ở phụ nữ giai đoạn như mang thai, tiền mãn kinh, sau sinh,… Điều này có thể làm cho giai đoạn phát triển tóc có thể bị rút ngắn. Tóc thường yếu hơn và rụng tóc diễn ra nghiêm trọng hơn.

6. Các bệnh lý liên quan tới da đầu
Viêm nhiễm da đầu, vảy nến, chàm hay nấm da đầu,… thường gây ra triệu chứng như bong tróc, gàu nhiều, ngứa, kích ứng da đầu, tóc gãy rụng. Nếu không được điều trị một cách dứt điểm, bệnh có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc từng mảng và thậm chí gây ra hói đầu.
7. Hóa – xạ trị ung thư
Những bệnh nhân ung thư phải điều trị bằng các phương pháp như hóa trị, xạ trị đa số phải đối mặt với tình trạng rụng tóc toàn bộ. Nguyên nhân là do trong quá trình hóa trị, xạ trị sử dụng tia X hoặc gamma để tiêu diệt tế bào ung thư.

Bên cạnh đó nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác trong cơ thể bao gồm cả tế bào nang tóc. Sau khi kết thúc liệu trình điều trị, tóc sẽ mọc trở lại bình thường. Tuy nhiên trong một số trường hợp khác, tóc có thể không mọc lại hoặc mọc lại rất mỏng và yếu.
8. Bệnh tiểu đường
Những người bị mắc bệnh đái tháo đường thường có dấu hiệu rụng tóc nhiều hơn so với người bình thường. Bởi lúc này, cơ thể không bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng và bảo vệ tóc. Sợi tóc ngày càng trở nên yếu và tình trạng rụng tóc diễn ra nghiêm trọng hơn.
Xem thêm : Tóc rụng nhiều có nên đi khám không?
III. Cách khắc phục rụng tóc nhiều do bệnh lý
Biết được rụng tóc là mắc bệnh gì rồi có thể thấy đây không chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường mà liên quan đến các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Việc điều trị không thể chỉ dừng ở chăm sóc bên ngoài. Để khắc phục hiệu quả cần kết hợp giữa chẩn đoán nguyên nhân y khoa và chăm sóc tóc đúng cách. Dưới đây là những biện pháp thiết thực giúp cải thiện tình trạng rụng tóc do bệnh lý:
1. Điều trị bệnh lý nền là yếu tố tiên quyết
Để dứt điểm tình trạng rụng tóc, cần xử lý triệt để nguyên nhân gốc rễ. Tuỳ vào bệnh lý cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định:
– Thuốc nội tiết (với trường hợp rối loạn hormone như PCOS, suy giáp…)
– Bổ sung sắt và vitamin B12 (với người thiếu máu)
– Thuốc điều hòa miễn dịch hoặc corticosteroid (với bệnh rụng tóc từng mảng do tự miễn)
– Thuốc trị nấm hoặc kháng sinh (với các bệnh da đầu như viêm, nấm…)
– Minoxidil: Đây là loại thuốc kích thích mọc tóc phổ biến nhất. Minoxidil hoạt động bằng cách giãn mạch máu ở da đầu, giúp cung cấp nhiều máu hơn cho nang tóc.

– Finasteride: Đây là loại thuốc uống giúp ngăn chặn sự rụng tóc. Finasteride hoạt động bằng cách ức chế sản xuất hormone DHT, một hormone gây rụng tóc.
– Dutasteride: Đây là loại thuốc uống có tác dụng tương tự như finasteride.
– Corticosteroid: Corticosteroid là loại thuốc chống viêm có thể giúp giảm rụng tóc.
– Thuốc uống có chứa biotin: Biotin là một loại vitamin cần thiết cho sức khỏe tóc. Thuốc uống có chứa biotin có thể giúp cải thiện sức khỏe tóc và giảm rụng tóc.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chẩn đoán chính xác.
2. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi tóc. Hãy bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như:
– Sắt, kẽm, biotin, vitamin B5, B6, B12, D3, E
– Protein chất lượng cao (từ thịt nạc, trứng, cá, đậu nành…)
– Axit béo omega-3 (có trong cá hồi, hạt lanh, dầu oliu…)
– Uống đủ 2–2,5 lít nước mỗi ngày cũng giúp nuôi dưỡng nang tóc và duy trì độ ẩm cho da đầu.
3. Chăm sóc tóc đúng cách
– Sử dụng dầu gội dịu nhẹ, không chứa sulfate/paraben, ưu tiên loại dành riêng cho tóc yếu, dễ rụng
– Tránh gội đầu bằng nước quá nóng hoặc gội quá thường xuyên
– Hạn chế tác động nhiệt (máy sấy, máy duỗi, uốn) và hóa chất (nhuộm, tẩy tóc)
– Không buộc tóc quá chặt, tránh chải tóc khi ướt
– Duy trì giấc ngủ đủ 7–8 giờ mỗi ngày
– Thực hành thiền, yoga hoặc thể thao nhẹ nhàng
– Tránh áp lực công việc kéo dài
4. Liệu pháp y khoa điều trị rụng tóc chuyên sâu
Trong nhiều trường hợp, rụng tóc do bệnh lý không thể cải thiện chỉ bằng thay đổi thói quen hay sử dụng sản phẩm thông thường. Lúc này, việc thăm khám và can thiệp y khoa là cần thiết để xác định rõ nguyên nhân, mức độ tổn thương của nang tóc và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Tại Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế – đơn vị tiên phong trong điều trị rụng tóc và cấy tóc tự thân tại Việt Nam, mỗi khách hàng sẽ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, soi da đầu bằng thiết bị chuyên dụng và xây dựng phác đồ cá nhân hóa theo từng tình trạng như sau:

– Trường hợp 1: Rụng tóc ít, nang tóc vẫn còn, tóc còn khả năng phục hồi
Bác sĩ thường chỉ định liệu trình Hair Growth Pro – kết hợp giữa công nghệ laser, sóng RF kích thích mọc tóc sinh học, dưỡng chất chuyên sâu và chăm sóc phục hồi nang tóc. Liệu trình này giúp tóc chắc khỏe, giảm rụng và kích thích mọc tóc mới chỉ sau vài tuần.
– Trường hợp 2: Rụng tóc lâu năm, tóc không mọc lại, nang tóc đã tiêu biến
Với những vùng da đầu đã trơn lì, nang tóc mất hoàn toàn, giải pháp duy nhất hiện nay là cấy tóc tự thân công nghệ cao. Phương pháp này sử dụng chính nang tóc khỏe mạnh ở vùng sau gáy để cấy ghép vào vùng hói, giúp tái tạo mật độ tóc một cách tự nhiên, vĩnh viễn và an toàn.

Lưu ý: Việc chẩn đoán đúng tình trạng và lựa chọn đúng liệu pháp y khoa là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị. Không nên trì hoãn khi thấy dấu hiệu rụng tóc bất thường kéo dài.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề “Rụng tóc là mắc bệnh gì?”. Nếu đang gặp phải tình trạng rụng tóc bất thường, kéo dài, bạn nên chủ động thăm khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0243.219.1111 – 028.3520.0009, đội ngũ chuyên gia và bác sĩ tại Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế luôn sẵn sàng tư vấn, đồng hành cùng bạn trong hành trình lấy lại mái tóc khỏe mạnh, dày đẹp như mong muốn.
Tham khảo : Chi phí khám rụng tóc là bao nhiêu?