Lông mu là vùng lông nhạy cảm tham gia bảo vệ vùng kín khỏi bụi bẩn, vi khuẩn, ma sát khi quan hệ tình dục… Lông vùng kín rụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến vùng “tam giác” và khiến nhiều chị em lo lắng. Vậy vì sao lông mu rụng nhiều? Cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Vì sao lông mu rụng nhiều? Bác sĩ giải đáp chi tiết
Lông mu bị rụng nhiều do rất nhiều nguyên nhân. Nếu không được điều trị từ sớm có thể ảnh hưởng đến vùng “tam giác” ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến lông mu rụng nhiều.
1.1. Mất cân bằng hormone khiến lông mu rụng nhiều
Đứng đầu trong danh sách những nguyên nhân khiến lông mu rụng nhiều ở chị em phụ nữ phải kể đến tình trạng mất cân bằng hormone ở cơ thể.
Lông trên cơ thể mọc lên hay rụng đi đều chịu tác động rất lớn của nồng độ hormone. Khi cơ thể phụ nữ có nồng độ hormone androgen ổn định thì lông mu sẽ mọc đều đặn, xoăn và dày dặn. Ngược lại, nếu hàm lượng hormone androgen hoặc các hormone nội tiết tố khác quá thấp sẽ khiến nang lông bị ảnh hưởng, lông mọc chậm và rụng nhiều.
Cơ thể phụ nữ rất dễ bị mất cân bằng hormone, chẳng hạn như trong các thời kỳ dậy thì, kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh con, mắc bệnh buồng trứng đa nang… lượng hormone bên trong cơ thể đột ngột tăng lên hoặc giảm đi, dẫn đến tình trạng rụng lông nhiều (bao gồm cả lông mu).
1.2. Mắc bệnh mãn tính khiến lông mu rụng nhiều
Một vài căn bệnh nếu kéo dài đến giai đoạn mãn tính (nặng) có thể dẫn đến rụng lông toàn thân. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi vì sao lông mu rụng nhiều.
Các loại bệnh gây rụng lông mu có thể kể đến như:
- Bệnh tuyến giáp: tuyến giáp đóng vai trò quan trọng tham gia sản xuất hormone cho cơ thể. Nếu gặp phải các vấn đề về tuyến giáp, bạn dễ bị rụng lông mu (lông toàn thân); cơ thể mệt mỏi; vận động kém; tăng cân…
- Tiểu đường: khi mắc bệnh tiểu đường các tế bào nang trên cơ thể sẽ bị phá hủy và suy giảm chức năng vốn có, dẫn đến rụng lông.
- Bệnh lây qua đường tình dục: các căn bệnh lây qua đường tình dục có thể khiến vùng kín bị tổn thương, để lại sẹo dẫn đến rụng lông mu vĩnh viễn.
- Bệnh ung thư: điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị sẽ dẫn đến rụng lông toàn thân
- ….
1.3. Cơ thể chịu nhiều áp lực dẫn đến rụng lông mu
Thường xuyên đối mặt với những áp lực trong cuộc sống sẽ khiến sức đề kháng bị suy yếu. Lúc này lông tóc trên cơ thể sẽ bị rụng dần do các căng thẳng thần kinh gây hại đến chức năng của nang lông.
Ngoài ra, căng thẳng thần kinh kéo dài cũng dẫn đến nang trứng mất chức năng ở chị em phụ nữ.
1.4. Vì sao lông mu rụng nhiều? – do di truyền
Nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng tình trạng rụng lông mu (và lông trên cơ thể) có thể được di truyền. Nếu sở hữu gen rụng lông trong mã gen của mình, bạn sẽ dễ bị rụng lông hơn so với người khác, thậm chí là mất lông từ sớm.
Mặt khác, mật độ nang lông mu ở mỗi người là cố định từ khi sinh ra. Do đó có nhiều chị em bẩm sinh có rất ít lông mu hoặc hoàn toàn không có lông mu. Dân gian gọi đây là tướng “vô mao”
1.5. Thiếu hụt dưỡng chất
Nếu chúng ta duy trì một chế độ dị dưỡng kém, thiếu nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể sẽ khiến các nang lông suy yếu dần. Từ đó khiến lông mu bị rụng.
Việc dư thừa các loại chất cũng là tác nhân dẫn đến rụng lông mu. Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, cơ thể bổ sung quá nhiều vitamin A và Selen sẽ làm tăng nguy cơ rụng lông mu, lông toàn thân, tóc…

II. Những cách mọc lông mu trở lại đơn giản mà hiệu quả
1. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày
Các nang lông sử dụng vitamin, protein và các khoáng chất khác nhau để phát triển lên các sợi tóc. Do đó, để mọc lông mu trở lại mềm mượt và chắc khỏe bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm hàng ngày. Có thể kể đến thịt bò nạc, thịt lợn nạc, rau lá xanh, hoa quả…
Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước/ngày để đảm bảo các hoạt động trao đổi chất bên trong cơ thể diễn ra suôn sẻ.
2. Sống tích cực, vui vẻ
Tập thói quen sống tích cực, vui vẻ và suy nghĩ lạc quan để giảm thiểu những tác hại của stress, áp lực lên cơ thể. Từ đó giúp lông mu mọc trở lại.
Tuy nhiên, có một lối sống ít chịu áp lực trong thời đại ngày nay là vô cùng khó. Chị em cần duy trì một lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc và dành thời gian cho các hoạt động giúp bản thân giải tỏa căng thẳng như thiền, yoga, tập thể dục… Mặt khác, việc lướt điện thoại hoặc dành thời gian nhiều cho các trang mạng xã hội sẽ không phải là một giải pháp giúp thư giãn hiệu quả.
3. Chăm sóc lông vùng kín thường xuyên
Chăm sóc lông vùng kín thường xuyên sẽ giúp vùng lông này thêm mượt và mềm dịu. Giữ cho lông mu sạch sẽ cũng gián tiếp bảo vệ bộ phận sinh dục tốt hơn.
Để chăm sóc lông vùng kín hiệu quả chị em nên nhớ những lưu ý sau:
- Khi tỉa lông vùng kín chỉ nên tỉa ngắn lại 2 – 3 cm, tránh tỉa quá sát da có thể gây tổn thương
- Khi wax lông, vùng da sẽ bị tổn thương và rát hơn bình thường. Do đó, dễ dẫn đến viêm nhiễm do vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập. Sau khi wax, chị em nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da để cải thiện tình trạng này
- Luôn vệ sinh vùng kín mỗi ngày bằng các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng dành cho phụ nữ.

4. Điều trị nguyên nhân rụng lông
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng lông mu. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà sẽ có cách điều trị phù hợp:
- Người mắc bệnh rụng lông, tóc từng mảng thì cách đơn giản nhất là sử dụng các loại thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch và giảm viêm nang lông. Một số loại thuốc có thể được liệt kê là: corticosteroid, hydroxychloroquine,…
- Trường hợp viêm teo âm đạo, cách cải thiện là thay thế hormone cho hiện tượng rụng lông mu.
- Đối với các căn bệnh gây rụng lông mu như ung thư, tiểu đường, vấn đề tuyến giáp… cách tốt nhất là điều trị thành công bệnh, sau đó sử dụng một số loại thuốc để phát triển vùng nang lông như minoxidil, finasteride,…
Xem thêm: Cấy lông vùng kín bao lâu thì mọc? Làm thế nào để kích thích lông mu mọc nhanh sau cấy?
5. Cấy lông mu tự thân
Cấy lông mu tự thân là giải pháp phù hợp nếu tình trạng rụng lông mu quá nhiều, lông mu mọc trở lại ít hoặc không mọc trở lại. Phương pháp này cũng được áp dụng với trường hợp bị sẹo tại vùng lông mu hoặc bẩm sinh không có lông mu.
Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ riêng biệt để chiết tách lấy những nang tóc trên đỉnh đầu. Sau đó cẩn thận cấy ghép lên khuôn lông mu được định sẵn theo hướng mọc tự nhiên của lông mu. Quá trình này sẽ kéo dài từ 4 – 6 tiếng và sau thủ thuật khách hàng có thể ra về ngay và tự chăm sóc tại nhà. Chỉ sau 6 – 9 tháng sau cấy các nang sẽ mọc lên hoàn toàn, phủ kín vùng cấy với những sợi lông mềm mượt, có độ xoăn và chức năng sinh lý hệt như lông mu thật.
Hiện nay, Phòng khám cấy ghép tóc Y học Quốc tế là cơ sở chuyên khoa uy tín, địa chỉ được nhiều người có nhu cầu cấy ghép lông tóc tự thân đến thăm khám và sử dụng dịch vụ. Đội ngũ bác sĩ đều là những chuyên gia hàng đầu, tay nghề vững mạnh giúp thực hiện thủ thuật thành công 100%, tỷ lệ sống của nang tóc lên đến 95%.
Vì sao lông mu rụng nhiều? Hẳn bạn đã có câu trả lời trong bài viết này. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo những nguy cơ sức khỏe mà chị em không nên chủ quan. Thăm khám sớm để điều trị nguyên nhân và sử dụng các phương pháp kích thích mọc lông trở lại là bí quyết giúp chị em khắc phục tình trạng rụng lông mu hiệu quả.
Hệ thống Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế
- Cơ sở Hà Nội: 38 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở Sài Gòn: 260 Nguyễn Đình Chiểu P6, Q3, TP Hồ Chí Minh
- Hotline: 024.3219.1111
- Email: [email protected]