Thứ 2 - Chủ Nhật: 08:00’ - 20:00

cấy ghép tóc y học
Cấy tóc y học quốc tế
cấy râu tự thân
cấy râu tự thân

Các bệnh gây rụng tóc: Nhận biết và phòng tránh

Rụng tóc không chỉ là vấn đề thẩm mỹ khiến nhiều người lo lắng mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề. Trên thực tế, các bệnh gây rụng tóc rất đa dạng, từ rối loạn nội tiết, thiếu hụt dinh dưỡng đến các bệnh lý tự miễn hay nhiễm trùng da đầu. Việc nhận biết sớm và hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn có hướng điều trị kịp thời, ngăn ngừa tình trạng tóc thưa mỏng kéo dài.

I. Tìm hiểu về tình trạng rụng tóc

Rụng tóc là hiện tượng sinh lý bình thường, có thể xảy ra ở cả nam và nữ, không phân biệt độ tuổi. Theo các chuyên gia da liễu, mỗi sợi tóc có vòng đời kéo dài từ 2–6 năm và phát triển theo một chu kỳ sinh học gồm 3 giai đoạn:

– Giai đoạn mọc (Anagen): Đây là giai đoạn tóc phát triển mạnh mẽ, kéo dài từ 2 đến 6 năm. Trong thời gian này, các nang tóc hoạt động tích cực, giúp tóc mọc nhanh và đạt được độ dài tối đa.

– Giai đoạn chuyển tiếp (Catagen): Diễn ra trong khoảng 2–3 tuần. Lúc này, tóc ngừng phát triển, các nang tóc bắt đầu co lại và bước vào quá trình thoái hóa.

– Giai đoạn nghỉ (Telogen): Kéo dài khoảng 3–4 tháng. Tóc bước vào giai đoạn “ngủ”, sau đó sẽ rụng đi để chuẩn bị mọc lại tóc mới. Theo cơ chế tự nhiên, mỗi ngày trung bình có khoảng 30–100 sợi tóc rụng

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy tóc rụng nhiều hơn 100 sợi/ngày trong thời gian dài, kèm theo các dấu hiệu như không có tóc con mọc lại, rụng tóc từng mảng, da đầu khô ngứa hoặc bong tróc thì rất có thể đây là rụng tóc bệnh lý. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân bắt nguồn từ các bệnh gây rụng tóc, đòi hỏi được phát hiện và can thiệp kịp thời để tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe da đầu và thẩm mỹ.

Xem thêm : Nguyên nhân và cách khắc phục nang tóc chết

II. Các bệnh gây rụng tóc thường gặp

Dưới đây là các bệnh gây rụng tóc phổ biến mà bạn cần lưu ý để nhận biết sớm và có hướng điều trị kịp thời:

1. Bệnh lý tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở cổ, sản xuất hormone tuyến giáp. Theo một số nghiên cứu, hiện tượng rụng tóc nhiều thường là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh tuyến giáp. Sự không cân bằng trong hormone tuyến giáp gây cản trở quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến sự hoạt động của nang tóc.

    Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, cơ thể sẽ sản xuất quá nhiều hormone giáp. Điều này có thể dẫn đến một số triệu chứng như mệt mỏi, mất ngủ, không tập trung, sút cân, nhịp tim nhanh,… và dấu hiệu tiêu biểu nhất đó là rụng tóc. Ngược lại, khi tuyến giáp hoạt động kém, cơ thể sẽ sản xuất quá ít hormone giáp. Điều này có thể khiến tóc trở nên khô và giòn, dễ bị gãy rụng.

    2. Hội chứng buồng trứng đa nang

    Hội chứng buồng trứng đa nang là một dạng rối loạn nội tiết thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Bệnh liên quan đến sự mất cân bằng hormone, đặc biệt là sự gia tăng nội tiết tố nam (androgen) trong cơ thể. Khi nồng độ androgen vượt ngưỡng bình thường, quá trình phát triển của tóc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tóc trở nên yếu, chậm mọc và dễ gãy rụng.

      Không chỉ gây rụng tóc, hội chứng buồng trứng đa nang còn đi kèm với nhiều triệu chứng khác như kinh nguyệt không đều, vô kinh, đau bụng dưới và có thể dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường kể trên, chị em nên chủ động đi khám để được chẩn đoán và can thiệp sớm.

      3. Bệnh thiếu máu

      Đây là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay, thường gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Thiếu máu khiến quá trình lưu thông máu dưới da đầu bị suy giảm, nang tóc không được cung cấp đủ các loại vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng, bảo vệ tóc. Thiếu hụt dưỡng chất sẽ làm cho tóc yếu và dễ gãy rụng hơn bình thường.

      4. Mắc các bệnh tự miễn

      Trong danh sách các bệnh gây rụng tóc không thể không nhắc đến bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp,… . Khi hệ miễn dịch “nhận diện sai”, cho rằng các nang tóc khỏe mạnh là yếu tố gây hại, nó sẽ tấn công trực tiếp vào nang tóc. Kết quả là nang tóc bị tổn thương, không thể tiếp tục chu kỳ phát triển bình thường, dẫn đến hiện tượng rụng tóc từng mảng, hói đầu.

      Rụng tóc do bệnh tự miễn thường khó điều trị nếu không kiểm soát được nguyên nhân gốc rễ. Vì vậy, người bệnh cần được theo dõi và điều trị chuyên sâu bởi bác sĩ chuyên khoa.

      5. Rụng tóc do mắc bệnh tiểu đường

      Rụng tóc là một trong những dấu hiệu thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân xuất phát từ việc lượng đường trong máu cao gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, làm giảm lưu lượng máu đến các nang tóc. Khi các nang tóc không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất, tóc sẽ yếu dần, dễ gãy rụng và khó mọc lại.

      Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường thường phải tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt, kiêng khem nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Việc thiếu hụt dưỡng chất cũng là yếu tố khiến tóc ngày càng thưa mỏng, kém sức sống. Nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu và đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tình trạng rụng tóc có thể diễn tiến ngày càng nghiêm trọng.

      6. Bệnh lý da đầu

      Không chỉ các bệnh lý bên trong cơ thể, các vấn đề liên quan đến da đầu cũng là nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc. Những bệnh thường gặp như viêm da tiết bã, nấm da đầu, vảy nến, chàm eczema,… đều ảnh hưởng trực tiếp đến chân tóc và nang tóc.

        Các triệu chứng điển hình bao gồm: ngứa da đầu, bong tróc vảy, nổi mẩn đỏ, xuất hiện các mảng da bị tổn thương. Những tổn thương này khiến lỗ chân lông bị bít tắc, da đầu dễ nhiễm trùng, từ đó làm nang tóc suy yếu và gãy rụng hàng loạt. Không chỉ vậy, các bệnh lý này còn làm chậm quá trình mọc tóc mới, lâu dài có thể dẫn đến hói từng vùng.

        7. Căng thẳng, mệt mỏi quá mức

        Căng thẳng (stress) là một trong những nguyên nhân “âm thầm” nhưng phổ biến gây ra tình trạng rụng tóc. Khi cơ thể ở trong trạng thái lo âu, áp lực kéo dài, hệ thần kinh và nội tiết bị rối loạn, làm co thắt mạch máu dưới da đầu. Điều này khiến lượng máu và dưỡng chất cung cấp cho tóc bị giảm sút nghiêm trọng.

          Kết quả là tóc yếu, xơ rối, dễ rụng và khó phục hồi. Ở một số người, stress còn kích hoạt các phản ứng tự miễn trong cơ thể, làm rụng tóc từng mảng (rụng tóc thể mảng). Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần kết hợp chăm sóc tóc đúng cách với việc điều chỉnh lối sống, nghỉ ngơi hợp lý và giảm thiểu căng thẳng.

          Xem thêm : Rụng tóc nhiều có nên đi khám không?

          III. Làm gì để ngăn chặn và phòng ngừa rụng tóc?

          Rụng tóc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, để ngăn ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng này, điều quan trọng đầu tiên là bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, xác định rõ nguyên nhân và thực hiện phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

          Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, các sản phẩm kích thích mọc tóc hoặc áp dụng các phương pháp dân gian khi chưa rõ nguyên nhân. Vì điều này có thể khiến tình trạng rụng tóc trở nên nghiêm trọng hơn.

          Bên cạnh việc điều trị y khoa, bạn cũng nên kết hợp với chế độ chăm sóc tóc và lối sống lành mạnh để hỗ trợ ngăn ngừa rụng tóc từ bên trong.

          – Giữ vệ sinh da đầu sạch sẽ: Gội đầu từ 2–3 lần/tuần bằng dầu gội phù hợp, tránh để da đầu bết dầu hoặc tích tụ bụi bẩn – nguyên nhân gây viêm và bít tắc nang tóc.

          – Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng: Bổ sung các thực phẩm giàu protein, sắt, kẽm, vitamin nhóm B, omega-3,… giúp nuôi dưỡng nang tóc chắc khỏe từ bên trong.

          – Hạn chế căng thẳng: Duy trì tâm lý thoải mái, ngủ đủ giấc và tăng cường các hoạt động thể chất như yoga, thiền hoặc đi bộ để cân bằng nội tiết và giảm stress.

          – Massage da đầu thường xuyên: Dành 5–10 phút mỗi ngày để massage da đầu giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ kích thích mọc tóc.

          – Tránh tác động mạnh lên tóc: Hạn chế buộc tóc quá chặt, gội đầu bằng nước nóng hoặc tạo kiểu thường xuyên bằng máy sấy, máy uốn, máy ép tóc ở nhiệt độ cao.

          – Bảo vệ tóc khỏi tác nhân môi trường: Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt, khói bụi, hóa chất từ thuốc nhuộm, keo xịt tóc,…

          – Ưu tiên sử dụng nguyên liệu tự nhiên: Tận dụng các nguyên liệu như dầu dừa, dầu oliu, vỏ bưởi, bồ kết, nha đam, trứng gà,… để ủ tóc và dưỡng tóc tại nhà – đây là những cách đơn giản, an toàn giúp tóc khỏe mạnh hơn.

          IV. Cách điều trị rụng tóc hiệu quả, an toàn nhất

          Sau khi điều trị dứt điểm các bệnh lý gây rụng tóc, nhiều người vẫn gặp phải tình trạng tóc mọc lại chậm, nang tóc yếu, tóc mới mọc mảnh và dễ gãy. Lúc này, việc can thiệp các giải pháp y học hiện đại sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tái sinh tóc, phục hồi mật độ tóc dày và chắc khỏe như ban đầu.

          Một trong những phương pháp nổi bật được nhiều chuyên gia khuyên dùng là liệu trình tái sinh nang tóc Hair Growth Pro và cấy tóc tự thân công nghệ cao – đang được ứng dụng tại Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế.

          Hair Growth Pro – Tái sinh nang tóc, thúc đẩy mọc tóc chuyên sâu: Sử dụng sóng RF, ánh sáng laser cường độ thấp kết hợp tinh chất tăng trưởng chuyên biệt, giúp nuôi dưỡng nang tóc từ sâu bên trong, kích thích tóc mọc lại tự nhiên, khỏe mạnh và phục hồi chu kỳ phát triển của tóc. Phù hợp với người mới bị rụng tóc, còn nang tóc dưới da đầu, tóc mỏng, tóc yếu sau điều trị bệnh lý hoặc sau sinh.

          – Cấy tóc tự thân – Giải pháp toàn diện cho rụng tóc nặng và hói đầu: Đối với những trường hợp rụng tóc từng mảng, hói đầu lâu năm hoặc nang tóc tiêu biến không còn khả năng phục hồi, cấy tóc tự thân là giải pháp lý tưởng. Phương pháp này sử dụng chính nang tóc khỏe mạnh của khách hàng (thường từ vùng sau gáy) để cấy vào vùng bị rụng,đảm bảo tính tương thích 100%, không đào thải, không để lại sẹo, tóc mọc mới tự nhiên và vĩnh viễn.

          Tham khảo : Chi phí cấy tóc tự thân là bao nhiêu?

          Hy vọng rằng qua những thông tin trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn về các bệnh gây rụng tóc và cách điều trị hiệu quả. Để nhanh chóng lấy lại được mái tóc chắc khỏe, bóng mượt như ý muốn hãy liên hệ Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế theo số hotline 0243.219.1111028.3520.0009. Các chuyên gia luôn sẵn sàng giải đáp và tư vấn miễn phí cho bạn.

          cấy ghép tóc
          Copyright © Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế | All Rights Reserved
          cấy ghép tóc cấy ghép tóc
          Bảo mật tư vấn Tư vấn miễn phí