Hói đầu là hiện tượng tóc rụng nhiều bất thường, số lượng tóc rụng và mọc mất cân bằng khiến da đầu xuất hiện những mảng trống trơn lì, không có tóc. Trên thực tế, hói đầu là tình trạng phổ biến, có thể gặp ở cả nam và nữ, khiến cho người mắc luôn cảm thấy tự ti về diện mạo của mình, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích và các cách chống lại tình trạng hói đầu hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!
I. Các kiểu hói đầu thường gặp
Mỗi người sinh ra ước tính có khoảng 100.000 nang tóc phát triển thành sợi tóc. Thông thường mỗi người sẽ bị rụng từ 50 -100 sợi / ngày, những sợi tóc rụng đi sẽ được thay thế và không ảnh hưởng tới độ dày mái tóc. Tuy nhiên khi lượng tóc rụng mỗi ngày tăng lên bất thường (>100 sợi/ ngày), diễn ra trong thời gian dài khiến mái tóc trở nên thưa mỏng, tăng nguy cơ hói đầu.
Hói đầu ở nam giới dễ nhận biết hơn ở nữ giới với các kiểu hói phổ biến sau:
- Kiểu chữ M: Đây là kiểu hói đầu phổ biến nhất ở nam giới. Tóc rụng nhiều ở hai bên thái dương và vùng trán, tạo thành hình chữ M.
- Kiểu chữ U ngược: Tóc rụng nhiều ở hai bên thái dương, đỉnh đầu và phía sau đầu, tạo thành hình chữ U
- Hói đầu kiểu chữ O: Đây là kiểu hói đầu ít phổ biến hơn ở nam giới. Tóc rụng nhiều ở đỉnh đầu, tạo thành hình chữ O với nhiều kích thích to, nhỏ khác nhau.
Còn hói đầu ở nữ giới thường biểu hiện bằng sự thưa mỏng tóc ở đỉnh đầu, đường ngôi tóc bị giãn rộng. Trong một số trường hợp, tóc có thể rụng nhiều ở cả hai bên thái dương và đỉnh đầu, tạo thành hình chữ M như ở nam giới.

II. Nguyên nhân gây hói đầu thường gặp ở cả nam và nữ
Theo các chuyên gia Da liễu, di truyền chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng hói đầu. Nếu gia đình bạn có người thân ông bà hoặc bố mẹ bị mắc rụng tóc nhiều dẫn tới hói đầu thì nguy cơ cao bạn cũng sẽ bị mắc chứng tương tự. Tình trạng này sẽ được thể hiện rõ rệt khi tuổi càng cao.
Ngoài ra, hói đầu còn xuất phát từ những nguyên nhân sau:
1. Tuổi tác
Thường thì khi bước vào tuổi trung niên, bất kể ai cũng có thể đối mặt với tình trạng tóc gãy rụng. Tuổi càng cao, tóc phát triển càng chậm, đây là một trong những dấu hiệu lão hóa tự nhiên của cơ thể.
2. Căng thẳng, stress kéo dài
Căng thẳng, lo âu quá mức cũng tác động không hề nhỏ tới sức khỏe lẫn chu kỳ phát triển của tóc. Đặc biệt, khi cơ thể đối mặt với nhiều áp lực trong thời gian dài, lúc này có xu hướng giải phóng ra một số hormone, trong đó có cortisol ảnh hưởng tới quá trình cung cấp dưỡng chất nuôi tóc. Điều này chính là tác nhân làm tổn thương nang tóc, gây rụng tóc và hói đầu.
3. Lạm dụng hóa chất làm tóc
Lạm dụng quá nhiều hóa chất tạo kiểu (uốn, nhuộm, duỗi) hoặc dùng các sản phẩm dầu gội, dầu xả, kem dưỡng tóc chứa chất tẩy rửa mạnh, không phù hợp với tính chất tóc có thể làm gia tăng số lượng tóc rụng mỗi ngày, lâu dần sẽ gây ra hói đầu.
4. Mất cân bằng dinh dưỡng
Cũng tương tự các bộ phận khác trên cơ thể, tóc cần được cung cấp dưỡng chất mỗi ngày và chăm sóc cẩn thận. Một chế độ dinh dưỡng không khoa học, kiêng khem quá mức (mất cân bằng) cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của tóc. Khi cơ thể thiếu hụt các chất như protein, sắt, kẽm, acid béo, biotin, vitamin A, C, B5, B12, D,… sẽ dẫn đến tình trạng tóc chậm phát triển, dễ gặp hư tổn, khô xơ, chẻ ngọn, thậm chí còn gãy rụng nhiều, bạc sớm.
Xem thêm: Cấy tóc ở vùng đỉnh đầu bị thưa: Quy trình, chi phí và hình ảnh thực tế
5. Rối loạn thần kinh nội tiết
Các số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, 80-85% trường hợp rụng tóc, hói đầu là nguyên nhân là do sự suy giảm, mất cân bằng của các hormone nội tiết tố. Ở nam giới, hói đầu xảy ra khi nồng độ Dihydrotestosterone trong máu tăng cao khiến nang tóc bị thu nhỏ lại, từ đó gây rụng tóc và cản trở sự mọc lại của tóc. Còn đối với nữ giới, sự suy giảm estrogen đột ngột sẽ gây ra rụng tóc.
Rối loạn nội tiết tố thường xảy ra trong một số trường hợp: phụ nữ nuôi con bú, phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, sử dụng thuốc ngừa thai, nam giới tuổi trung niên,…
6. Sử dụng thuốc điều trị bệnh
Một số loại thuốc bên cạnh tác dụng điều trị bệnh thì nó cũng gây ra một tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mái tóc, khiến tóc yếu và rụng nhiều. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra tình trạng hói đầu. Một số loại thuốc gây rụng tóc phổ biến, bao gồm: thuốc chống ung thư, thuốc chống đông máu, thuốc chữa gout, thuốc chống trầm cảm,…
Đặc biệt với những trường hợp bệnh nhân ung thư, phải điều trị bằng phương pháp hóa trị, xạ trị thì có thể đối mặt với tình trạng rụng tóc hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng khi gặp tình trạng này, tóc sẽ mọc trở lại bình thường sau khi kết thúc liệu trình điều trị.
Bên cạnh đó, bệnh hói đầu còn do các yếu tố khác như bệnh lý (tuyến giáp, hội chứng đa nang buồng trứng, thiếu máu, viêm nhiễm hay nấm da đầu, chàm, vảy nến,…), tác động xấu từ môi trường bên ngoài, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, chăm sóc tóc chưa đúng cách,….

II. Các cách chữa hói đầu hiệu quả
1. Mẹo dân gian chữa hói đầu tại nhà
Vỏ bưởi: Tinh dầu trong vỏ bưởi chứa vitamin A, C, E, B1, B6… Ngoài ra, nó còn chứa một số khoáng chất khác như kẽm, lưu huỳnh, canxi, sắt,… Tất cả đều là những dưỡng chất cần thiết góp phần thúc đẩy sự phát triển của nang tóc, giúp kích thích tóc mọc nhanh, ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả. Bạn có thể dùng vỏ bưởi để gội đầu hoặc sử dụng tinh dầu bưởi mỗi ngày.
Dầu dừa: Dầu dừa được biết đến với nhiều công dụng làm đẹp. Các nghiên cứu cho thấy trong dầu dừa có chứa axit Lauric, Capric và một số axit béo bão hòa có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm giúp chân tóc cứng hơn chống gãy rụng hiệu quả. Bên cạnh đó các chất kháng sinh tự nhiên và khoáng chất có trong dầu dừa có tác dụng trị gàu, chống oxy hoá, dưỡng tóc bóng mượt giảm thiểu tóc gãy rụng. Bạn có thể dùng 10ml dầu dừa thoa đều lên da đầu và tóc, kết hợp với massage để dầu dừa thấm đều vào tóc. Ủ tóc khoảng 30 phút rồi gội đầu lại với dầu gội như bình thường, áp dụng cách này 2 lần/ tuần bạn sẽ cảm nhận được tình trạng rụng tóc giảm hẳn, tóc cũng mượt hơn.
Tỏi: Trong thành phần của tỏi có chứa nhiều allicin – một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng loại bỏ gàu, làm sạch da đầu, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào da đầu. Từ đó giúp chân tóc thông thoáng, kích thích tóc mọc nhanh và dài hơn.
Ngoài những nguyên liệu trên, một số loại nguyên liệu như nha đam, trà xanh, dầu oliu, baking soda, bồ kết,… cũng giúp hạn chế tình trạng tóc rụng nhiều, cung cấp dưỡng chất và kích thích tóc mọc nhanh hiệu quả. Tuy nhiên để thấy rõ hiệu quả rõ rệt, bạn cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài và nếu bạn có da đầu nhạy cảm hoặc bị dị ứng với một số thành phần tự nhiên, bạn nên tìm hiểu trước về các thành phần của các phương pháp trị đầu bết dính để tránh gây tổn hại cho da đầu và tóc của mình.

2. Sử dụng thuốc kích thích mọc tóc
Thuốc kích thích mọc tóc là sản phẩm có tác dụng kích thích sự phát triển của nang tóc, giúp tóc mọc nhanh hơn, dày hơn và chắc khỏe hơn. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc, tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ rụng mà sử dụng các loại thuốc với thành phần khác nhau. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm: Minoxidil, Finasteride, Spironolactone, Estrogen và Anthralin,….
Tuy nhiên, để sử dụng các loại thuốc này một cách hiệu quả nhất và tránh tác dụng phụ không mong muốn cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

3. Trị hói đầu bằng laser
Trị liệu tóc bằng công nghệ laser cường độ thấp (LLLT) là phương pháp điều trị rụng tóc sử dụng năng lượng laser có bước sóng thấp chiếu vào da đầu để kích thích sự phát triển của nang tóc. Đồng thời cải thiện các mao mạch máu bổ sung oxy cho nang tóc, tổng hợp collagen và tiêu viêm, diệt khuẩn giúp tóc chắc khỏe từ bên trong, mọc dài và dày hơn.
Lưu ý: Phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả với những trường hợp mới bị rụng tóc hay hói đầu giai đoạn đầu (vẫn còn nang tóc).

4. Cấy tóc tự thân
Cấy tóc tự thân là một phương pháp điều trị rụng tóc, hói đầu bằng cách lấy nang tóc khỏe mạnh từ vùng da đầu có mật độ tóc dày và cấy lại vào các vùng da đầu mất tóc của chính khách hàng. Phương pháp này hạn chế tối đa xâm lấn, không để lại sẹo, không gây đau đớn, quá trình hồi phục nhanh. Cam kết tỷ lệ nang tóc sống, phát triển chắc khỏe lên đến 95%. Sau khoảng 3-6 tháng sẽ bắt đầu phát triển bình thường và che phủ toàn bộ những vùng da đầu bị thiếu. Tóc mới sau cấy mọc dày, mọc đúng hướng, đẹp tự nhiên.

Hói đầu mặc dù không phải là bệnh lý sức khỏe nghiêm trọng nhưng nó lại gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của những người mắc phải. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách trị hói đầu hiệu quả . Mọi thắc mắc bạn hãy liên hệ hotline: 024.3219.1111 – 028.3520.0009 để được các chuyên gia và bác sĩ giải đáp chi tiết nhé!