Chân tóc có nhân mụn gây đau, ngứa, khó chịu cho người mắc phải. Mụn mọc lên do nhiều nguyên nhân như chăm sóc tóc không đúng cách, vệ sinh da đầu kém, môi trường ô nhiễm… Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, mụn có thể khiến tóc bị rụng vĩnh viễn hoặc hình thành sẹo da đầu, ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ. Trong bài viết sau, bác sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, trưởng khoa Tóc, Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế, sẽ giải đáp nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng chân tóc có nhân mụn này.
I. Chân tóc có nhân mụn là gì?
Chân tóc có nhân mụn là tình trạng xuất hiện các nốt mụn nhỏ chứa mủ, có màu vàng hoặc trắng. Chúng thường mọc xung quanh chân tóc, đặc biệt là ở vùng trán, thái dương và sau gáy.
Loại nhân mụn phổ biến nhất thường được tìm thấy là mụn trứng cá, nhưng cũng có thể có các loại mụn khác như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn cám, mụn bọc… Nhưng dù là loại mụn gì thì chúng cũng gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau rát và khó chịu cho người mắc phải. Hơn nữa, diện mạo cũng bị ảnh hưởng nặng nề do các nốt mụn thường mọc ở vị trí thấy rõ.

II. Dấu hiệu nhận biết mụn ở chân tóc
Một vài dấu hiệu nhận biết mụn ở chân tóc:
- Mọc lên các nốt mụn, sưng viêm có nhân màu trắng hoặc vàng
- Có cảm giác ngứa, đau tại vị trí mọc mụn
- Luôn muốn dùng tay gãi lên vùng mụn
- Nếu để lâu, da đầu bắt đầu xuất hiện tình trạng kết vảy, viêm tấy. Cụm mủ mọc lan rộng và xuất hiện tình trạng loét hoặc đóng vảy

III. Nguyên nhân mọc mụn ở chân tóc
3.1. Do vệ sinh da đầu kém
Vệ sinh da đầu kém là nguyên nhân đầu tiên khiến tóc mọc mụn. Bụi bẩn, mồ môi, tế bào chết… không được làm sạch thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và lây lan đến tận nang tóc. Lâu dần chúng gây tổn thương da, tích tụ thành mụn mọc ở khắp nơi trên da đầu.
Bên cạnh đó, việc gội đầu quá thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến tóc mọc mụn. Bởi dầu gội sẽ hút hết lượng dầu cần thiết cho da đầu, khiến tóc trở nên khô xơ, rối và dễ rụng.
3.2. Thói quen không đội mũ nón khi ra ngoài
Nếu bạn có thói quen không đội mũ nón để bảo vệ tóc khi da ngoài thì hãy cẩn thận, vì đó cũng là nguyên nhân khiến bạn mọc mụn ở chân tóc. Việc để tóc “lộ thiên” sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, bụi bẩn, các chất độc hại thoải mái bám vào tóc và xâm nhập lên da đầu. Chúng sinh trưởng và tích tụ dần tạo thành các mụn nhỏ li ti bám trên chân tóc.
Mặt khác, nếu bạn đội mũ bảo hiểm trong thời gian dài cũng khiến tóc mọc mụn. Vì nó có cấu tạo cứng và bít kín, nếu không được vệ sinh định kỳ sẽ dẫn đến tích tụ bụi bẩn, nấm mốc và vi khuẩn khiến mỗi lần đội mũ bảo hiểm, da đầu sẽ tích tụ một lượng lớn chất bẩn, làm tăng nguy cơ mọc mụn.
3.3. Sử dụng loại dầu gội đầu không phù hợp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dầu xả và gội khác nhau, trong số đó có không ít những loại dầu gội có tính tẩy mạnh hoặc chứa nhiều hóa chất có hại cho sức khỏe của tóc như: Parabens, Silicone, Diethanolamine… có thể khiến da đầu bị hư tổn, dễ tích tụ bụi bẩn khiến chân tóc có nhân mụn.
Mặt khác, sử dụng loại dầu gội không đúng với da đầu cũng là nguyên nhân gây mụn mủ trên tóc. Chẳng hạn, bạn sử dụng loại dầu gội chứa nhiều chất dưỡng ẩm, dầu với da đầu nhiều gàu sẽ khiến gàu ngứa không được làm sạch hiệu quả, tạo nguy cơ mọc mụn trên da đầu.
3.4. Cơ địa của khách hàng
Cơ địa của khách hàng cũng là nguyên nhân mọc mụn ở chân tóc. Một vài người bẩm sinh có cơ địa dễ nổi mụn trong tuổi dậy thì thường phải đối mặt với tình trạng mụn mọc nhiều ở mặt, mụn mọc ở chân tóc trán, mụn mọc ở chân tóc sau gáy…
Ở một số người khác có tuyến bã nhờn hoạt động quá mức khiến dầu dư thừa trên da đầu (tóc dầu), lượng dầu này kết hợp với tế bào da chết và bụi bẩn, làm tắc nghẽn lỗ chân lông, tích tụ dần dẫn đến mụn trứng cá, mụn mủ.
Ngoài ra, cơ thể thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì, mang thai, kỳ kinh nguyệt, căng thẳng kéo dài… cũng khiến cơ thể tăng sản xuất bã nhờn và dẫn đến mụn.
3.5. Giữ thói quen không tốt cho tóc
Một vài thói quen không tốt cho tóc cũng là nguyên nhân khiến tóc bị tổn thương, rụng nhiều, tăng nguy cơ tích vụ vi khuẩn dẫn đến nổi mụn:
- Sấy tóc ở nhiệt độ cao khiến da đầu khô xơ, phải tiết nhiều dầu để cân bằng độ ẩm dẫn đến tóc dầu
- Làm đẹp bằng thuốc nhuộm tóc, uốn, ép tóc… khiến tóc hư tổn, chân tóc bị tổn thương, dễ tích tụ bã nhờn, bụi bẩn hình thành mụn
- Ngủ khi tóc còn ẩm sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm xâm nhập gây bệnh nấm đầu
Xem thêm: Cấy chân tóc là gì? Hiểu đúng về thủ thuật cấy tóc
IV. Chân tóc có nhân mụn có nguy hiểm không?
Có. Chân tóc có nhân mụn tuy không quá nguy hiểm ở giai đoạn đầu nhưng nếu bỏ qua mà không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ tổn thương da đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc. Cụ thể:
- Khiến ngoại hình xuống cấp, gây ra tâm lý tự ti:
Các vết mụn hình thành trên chân tóc trước trán, ở sau gáy, ở hai bên thái thương… ảnh hưởng đến diện mạo, gây ra tâm lý tự ti khi giao tiếp.
- Gây khó chịu và cản trở hoạt động thường ngày:
Chân tóc có nhân mụn thường đi kèm với triệu chứng ngứa, rát. Cảm giác ngứa liên tục khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, khó ngủ, mất tập trung trong công việc và sinh hoạt thường ngày.
- Tổn thương da đầu, hình thành sẹo xấu, hói đầu:
Mụn thường hình thành do tắc nghẽn lỗ chân lông bởi bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn. Tình trạng này kéo sẽ hình thành các nốt mủ hơn và có thể sẹo hóa, hình thành sẹo da đầu, khiến tóc không mọc lại được.
- Nguy cơ tổn thương lan rộng:
Việc gãi, nặn mụn ở chân tóc có thể lây lan vi khuẩn sang vùng da khác, khiến tình hình nghiêm trọng hơn, hình thành nhiều mụn mới, thậm chí là nhiễm trùng da đầu.
V. Cách trị mụn ở chân tóc tại nhà hiệu quả
5.1. Chăm sóc và bảo vệ tóc đúng cách
- Luôn che chắn cho mái tóc khi ra ngoài đường bằng mũ và khăn mềm, được định kỳ làm sạch và phơi khô để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc.
- Duy trì thói quen gội đầu và xả tóc thường xuyên từ 2 – 3 lần/tuần trong điều kiện nước ấm vừa phải, không quá nóng. Khi xả tóc, không nên dùng dầu xả ở phần chân tóc và da đầu mà chỉ nên dùng ở vùng thân và ngọn tóc.
- Không lạm dụng keo xịt tóc, gel vuốt tóc thường xuyên vì các thành phần hóa chất có trong chúng sẽ tồn đọng ở chân tóc, hình thành mụn trứng cá, mụn mủ.
- Vệ sinh mền gối sạch sẽ và thường xuyên để loại bro các loại vi khuẩn có thể bám vào chân tóc
- Không sấy tóc ở nhiệt độ cao, không ngủ khi tóc còn ẩm ướt.
5.2. Sử dụng loại dầu gội phù hợp
Quá trình làm sạch da đầu cần đến sự hỗ trợ của dầu gội và dầu xả. Vì vậy, lựa chọn đúng loại sản phẩm sẽ giúp chăm sóc tóc và da đầu tốt hơn, ngăn ngừa tích tụ gàu, nấm, vi khuẩn tại lỗ chân lông để hình thành mụn mủ.
Bạn nên tránh xa những loại dầu gội chứa nhiều chất hóa học, chất tẩy rửa mạnh như silicone, parabens. Hãy tập chung vào những dòng sản phẩm thuần tự nhiên, chứa thành phần thảo mộc lành tính và an toàn với sức khỏe.
Ngoài ra, cũng nên lựa chọn đúng loại dầu gội phù hợp với chất tóc và tình trạng da đầu. Nếu da đầu có nhiều gàu ngứa, hãy ưu tiên lựa chọn những sản phẩm dầu gội được thiết kế để làm sạch gàu và da đầu.
5.3. Duy trì chế độ dinh dưỡng tốt cho da đầu
Để cải thiện tình trạng mụn chân tóc, trong thời kỳ điều trị bạn cần hạn chế và tăng cường bổ sung những loại thực phẩm sau:
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả vì chúng chứa nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa, chống viêm có ích trong việc điều trị mụn da đầu.
- Tránh ăn đồ ăn cay nóng thì chúng có thể khiến nhân mụn ở chân tóc bị kích ứng, dễ lở loét
- Tránh các thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường vì khiến da đầu tiết nhiều dầu, làm tăng nguy cơ tích tụ bã nhờn tại lỗ chân lông.
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm có lợi cho da đầu và tóc
5.4. Khắc phục chân tóc có nhân mụn bằng lá trầu không
Một vài bài thuốc dân gian được truyền lại từ người xưa có thể mang lại hiệu quả tích cực khi điều trị triệu chứng mọc mụn ở chân tóc. Dưới đây là bài thuốc điều trị mụn chân tóc từ lá trầu không cho bạn tham khảo:
- Đun sôi 1 lít nước với 1 nắm lá trầu không và 1 thìa muối biển. Khi nước sôi bạn tiếp tục đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút rồi để nguội
- Gội sạch đầu bằng dầu gội trước khi gội lại lần nữa bằng nước nấu lá trầu không
- Thực hiện 2 lần/tuần để thấy hiệu quả.
5.5. Sử dụng thuốc điều trị
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc điều trị khi tình trạng mụn chân tóc ít và có kích thước nhỏ. Một vài loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định là:
- Thuốc uống kê đơn: một số loại thuốc uống chứa tetracycline, doxycycline,… sẽ được bác sĩ kê đơn dùng trong điều trị tình trạng mụn chân tóc. Chúng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn ở chân tóc, giảm tình trạng viêm nhiễm.
- Thuốc bôi: một vài loại thuốc bôi chứa corticosteroids, axit salicylic, benzoyl peroxide… cũng có thể được chỉ định để tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt mụn, giảm tình trạng ngứa và hạn chế nguy cơ tái phát trở lại.
VI. Khi nào nên thăm khám với bác sĩ?
Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu tình trạng chân tóc có nhân mụn sau đây, bạn cần thăm khám với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết hiệu quả:
- Mụn không cải thiện sau khi đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị
- Mụn tái phát liên tục, lan rộng trên da đầu
- Có dấu hiệu nhiễm trùng như mưng mủ, chảy dịch, xuất hiện mùi hôi…
- Tóc rụng, hói, hình thành sẹo da đầu.
Đối với tình trạng mụn chân tóc lan rộng, bạn nên thăm khám tại những địa chỉ y tế chuyên về da liễu để được bác sĩ tư vấn cách điều trị hiệu quả và an toàn.
Trong trường hợp bị rụng, nhân mụn hình thành sẹo da đầu gây mất tóc bạn hãy đến Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế. Đây là cơ sở chuyên khoa tóc đầu tiên tại nước ta được Sở Y tế cấp phép hoạt động, là đơn vị tiên phong chuyển giao và ứng dụng công nghệ khôi phục mái tóc, điều trị hói đầu tại Việt Nam.
Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, máy móc kỹ thuật tân tiến… sẽ giúp điều trị thành công và khôi phục lại vẻ đẹp cho mái tóc, cải thiện sự tự tin cho khách hàng. Cam kết thủ thuật thành công bằng văn bản, nếu xảy ra sai sót hoặc kết quả không như ý sẽ hoàn lại 100% chi phí.
Thông tin trong bài viết đã giúp mọi người hiểu thêm về tình trạng chân tóc có nhân mụn và những cách cải thiện hiệu quả tình trạng này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 024.3219.1111. Các bác sĩ, chuyên gia tại phòng khám luôn sẵn sàng hỗ trợ tận tình nhất.
Thông tin liên hệ
- Hệ thống Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế
- Cơ sở Hà Nội: 38 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở Sài Gòn: 260 Nguyễn Đình Chiểu P6, Q3, TP Hồ Chí Minh
- Hotline: 024.3219.1111
- Email: [email protected]