Rụng tóc hình vành khăn xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và người trưởng thành trẻ từ 20 – 30 tuổi. Tình trạng này ảnh hưởng đến ngoại hình, gây căng thẳng, tự ti về tâm lý cho người bị. Cùng tìm hiểu rụng tóc hình vành khăn là như thế nào? Rụng tóc vành khăn có mọc lại được không?,… trong bài viết dưới đây!
I. Rụng tóc hình vành khăn là như thế nào?
Đối với vấn đề rụng tóc vành khăn là như thế nào? Ths.BS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện Cấy tóc Quốc tế cho hay:
Rụng tóc hình vành khăn (Alopecia areata) là tình trạng bị rụng tóc ở một số hoặc từng vùng trên cơ thể. Tình trạng này thường dẫn đến một vài vùng hói đầu trên cơ thể, có hình dạng vành khăn (ở trẻ nhỏ) và hình đồng xu (ở người lớn).
Quá trình rụng tóc và hồi phục khi mắc bệnh ở mỗi người là không giống nhau. Có người chỉ bị một lần trong đời, có người bị nhiều lần, thậm chí tiến triển nặng dẫn đến hói đầu. Có trường hợp rụng tóc nhưng sẽ mọc lại theo thời gian, có trường hợp thì không.
II. Ai dễ mắc phải rụng tóc hình vành khăn?
Rụng tóc vành khăn có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Tuy nhiên độ tuổi phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi và người trưởng thành từ 20 – 30 tuổi. Bệnh xảy ra ở trẻ em thường có xu hướng lan rộng và tiến triển nhanh hơn. Trong khi ở người trưởng thành khó điều trị hơn.
Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa được xác định, tuy nhiên những đối tượng sau sẽ dễ bị rụng tóc vành khăn:
Ở trẻ sơ sinh:
- Trẻ nằm một tư thế (nằm úp, nằm ngửa, nằm một bên,…) quá lâu
- Thiếu hụt Vitamin D và Canxi và các dưỡng chất khác như kẽm, sắt, vitamin C
- Có thói quen giật tóc
- Dị ứng với tinh dầu hoặc dầu gội
- Nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng
- Suy giảm hormone
- Mắc bệnh tự miễn: viêm mãn tính, lupus ban đỏ, bạch biến,…
Ở người trưởng thành:
- Mắc bệnh tự miễn: vẩy nến, bệnh tuyến giáp, bạch biến,…
- Căng thẳng, stress lâu ngày
- Di truyền
III. Triệu chứng nhận biết của bệnh
1. Ở trẻ sơ sinh
- Bé rụng tóc nhiều ở vùng sau gáy, từ đó tạo thành hình vành khăn bao quanh đầu của trẻ
- Rụng tóc hình vành khăn thường đi kèm triệu chứng ngứa, rát. Bé thường quấy khóc, đổ nhiều mồ hôi, khó ngủ,…
- Ban đêm đi ngủ hay giật mình
- Phần thóp (đỉnh đầu) của trẻ rộng, lâu đóng thóp
- Xương sọ mềm, có thể bị bẹp bất thường
- Dễ bị táo bón
Trẻ bị rụng tóc vành khăn thường có thể trạng kém hơn so với các trẻ cùng tuổi, chậm phát triển ở một số hoạt động như: biết lật, biết bò, biết đi, mọc răng,…
2. Ở người trưởng thành
Ở người trưởng thành, rụng tóc hình vành khăn thường được gọi là rụng tóc từng mảng, có dấu hiệu:
- Rụng tóc đột ngột, hình thành các mảng tròn hoặc hình bầu dục trên da đầu
- Rụng tóc toàn bộ hoặc gần như toàn bộ tóc trên da đầu
- Có thể bị rụng lông, tóc toàn thân (rất hiếm gặp)
Khi bị rụng tóc toàn thân, bạn có thể gặp phải tình trạng ngứa, nóng và rát tại vị trí rụng tóc.
IV. Rụng tóc vành khăn có nguy hiểm không?
Rụng tóc vành khăn ở trẻ không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe nhưng khiến thể trạng trẻ kém hơn so với các bé cùng tuổi. Hơn nữa, trẻ cũng chậm phát triển hơn về thể chất: chậm lật người, chậm bò, chậm đi,…
Ở người trưởng thành, rụng tóc hình vành khăn ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình và tâm lý. Tóc rụng lởm chởm, nhiều vùng trắng hói,… khiến người mắc tự ti về ngoại hình khi giao tiếp hoặc đến những nơi công cộng. Hơn nữa, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến hói đầu vĩnh viễn.
V. Rụng tóc hình vành khăn có mọc lại được không?
Cả có hoặc không. Cụ thể:
- Ở trẻ nhỏ, rụng tóc hình vành khăn dễ mọc lại do trẻ chỉ bị thiếu vitamin D hoặc canxi, là hiện tượng sinh lý bình thường. Nếu được điều trị kịp thời tóc thường sẽ mọc trở lại.
- Ở người trưởng thành, rụng tóc hình vành khăn bao gồm nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, có trường hợp rụng tóc sẽ mọc trở lại, có trường hợp thì không.
VI. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Ở trẻ nhỏ, bị rụng tóc hình vành khăn kèm dấu hiệu lười bú, lười vận động, hay quấy khóc, thể trạng kém,… nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán xem bé bị rụng tóc do đâu, từ đó tìm ra cách khắc phục.
Người trưởng thành có dấu hiệu rụng tóc nhiều, tóc mọc ít, hói đầu quá 6 tháng,… thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và tư vấn điều trị.
Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: đi khám rụng tóc ở khoa nào chất lượng nhất?
VII. Cách điều trị rụng tóc hình vành khăn ở trẻ
Một số cách cải thiện tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ:
- Bổ sung vitamin D và canxi: có thể bổ sung vitamin D bằng thuốc với liều 800 – 1200 đơn vị/ngày và 5ml canxi corbiere trong 2-3 tuần. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên chú ý cho trẻ tắm nắng thường xuyên từ 15 – 20 phút/ngày vào 7 – 9 giờ sáng
- Không nên để bé ngủ một tư thế quá lâu (>2 giờ/một tư tế), nên kích thích bé xoay ngoài khi cần thiết
- Gội đầu cho bé thật nhẹ nhàng, sử dụng dầu gội dành riêng cho bé với độ tẩy nhẹ
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé. Nếu trẻ đang bú mẹ nên ăn uống đủ chất để đảm bảo sữa nuôi con chất lượng. Nếu trẻ ăn dặm, cần ưu tiên thực phẩm giàu kẽm, sắt và canxi
- Nếu bé có các dấu hiệu nấm da đầu (da đầu đóng thành vảy, trẻ thường xuyên quấy khóc, xuất hiện vòng tròn đỏ,…) cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
Nếu được chăm sóc đúng cách, tình trạng rụng tóc hình vành khăn ở trẻ sẽ biến mất khi trẻ đạt 6 – 12 tháng tuổi.
VIII. Cách điều trị rụng tóc hình vành khăn ở người trưởng thành
Rụng tóc hình vành khăn ở người trưởng thành có nhiều nguyên nhân, cần điều trị tại cơ sở chuyên khoa và kết hợp với các biện pháp phòng ngừa.
1. Tự chăm sóc tại nhà
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, tập chung vào các loại vitamin A-B-C-D, sắt, kẽm và omega-3. Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu protein có lợi cho tóc.
- Chăm sóc tóc bằng các sản phẩm tự nhiên như tinh dầu, dầu dừa, dầu hạt lanh,…
- Không để tóc tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, nhiệt từ máy sấy, uốn, thuốc nhuộm tóc,…
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như Minoxidil, Corticosteroids hoặc thuốc ức chế miễn dịch
- Luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh stress, tâm lý tiêu cực khiến tình trạng rụng tóc nghiêm trọng hơn. Nên thường xuyên vận động, chơi thể thao hoặc tập yoga để cải thiện tâm trạng
2. Điều trị tại cơ sở chuyên khoa
Khi bị rụng tóc vành khăn, bạn có thể đến các địa chỉ y tế uy tín như Viện Cấy tóc Quốc tế để thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.
Bác sĩ sẽ tiến hành soi test nang tóc bằng máy soi chuyên dụng Hair And Scalp Analysis 4D có độ phóng đại lên đến 200 lần, đánh giá tình trạng nang tóc và làm các xét nghiệm cần thiết khách. Dựa trên kết quả khám, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Hiện, phòng khám đang áp dụng liệu trình phục hồi tóc chuyên sâu số 1 của Nhật Bản là Hair Growth Pro. Phương pháp kích thích nang tóc mọc chắc khỏe, làm tóc dày dặn trở lại ở những vùng da đầu còn nang tóc.
Đối với vùng da đầu bị rụng tóc nặng, hói đầu lâu năm không còn khả năng phục hồi, bác sĩ sẽ tiến hành phục hồi mái tóc bằng công nghệ cấy tóc tự thân hiện đại bậc nhất thế giới. Cam kết điều trị thành công 100%, không đau, không biến chứng, không để lại sẹo xấu, tóc mọc đẹp tự nhiên,…
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về rụng tóc hình vành khăn là như thế nào? Cũng như cách điều trị hiệu quả tình trạng này ở trẻ và người trưởng thành. Để phục hồi mái tóc thưa rụng nhanh chóng và hiệu quả, bạn có thể đến Viện Cấy tóc Quốc tế hoặc liên hệ hotline 0243.219.1111. Các bác sĩ, chuyên gia tại phòng khám luôn sẵn sàng hỗ trợ tận tình nhất!