Tóc rụng nhiều không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều vấn đề sức khỏe bên trong. Tình trạng này ngày càng phổ biến ở cả nam và nữ, không phân biệt độ tuổi. Vậy tóc rụng phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện nguyên nhân và gợi ý những giải pháp khắc phục rụng tóc một cách hiệu quả và bền vững.
I. Nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều
Trước khi tìm lời giải cho câu hỏi “Tóc rụng phải làm sao?”, điều quan trọng là bạn cần xác định đúng nguyên nhân gây rụng tóc. Việc hiểu rõ lý do sẽ giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc:
– Tuổi tác: Quá trình lão hóa tự nhiên theo tuổi khiến tóc mỏng, yếu dần và dễ rụng hơn.
– Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị rụng tóc hay hói đầu di truyền, nguy cơ bạn gặp phải tình trạng tương tự sẽ cao hơn so với người bình thường.
– Thói quen chăm sóc tóc sai cách: Gội đầu bằng nước nóng, sấy tóc ở nhiệt độ cao, buộc tóc quá chặt, chải tóc khi ướt, sử dụng dầu gội và sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp… đều có thể làm tóc yếu và dễ gãy rụng.
– Lạm dụng hóa chất: Thường xuyên uốn, duỗi, ép, nhuộm hoặc tẩy tóc khiến tóc và da đầu tiếp xúc với hóa chất độc hại, làm tổn thương nang tóc và gây rụng tóc.

– Thiếu hụt dưỡng chất: Cơ thể thiếu các chất thiết yếu như protein, sắt, kẽm, omega-3, biotin và các vitamin nhóm B, D, E sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tóc, khiến tóc yếu, khô xơ và dễ rụng.
– Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài: Stress là một trong những nguyên nhân thường gặp làm rối loạn quá trình mọc tóc, khiến tóc rụng nhiều hơn bình thường.
– Rối loạn nội tiết tố: Sự thay đổi nồng độ estrogen và testosterone trong các giai đoạn như sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh ở nữ giới hay giai đoạn trung niên ở nam giới cũng là nguyên nhân dẫn đến rụng tóc.
– Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh lý như thuốc hóa trị ung thư, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị xương khớp… có thể gây rụng tóc.
– Do bệnh lý nền: Một số bệnh lý toàn thân như rối loạn tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, lupus ban đỏ… hoặc các bệnh da đầu như nấm da đầu, viêm da tiết bã, vảy nến… đều có thể khiến tóc rụng nhiều.
– Tác động từ môi trường sống: Ánh nắng mặt trời gay gắt, tia UV, khói bụi, hóa chất độc hại, không khí và nguồn nước ô nhiễm cũng là những yếu tố góp phần làm suy yếu tóc.
II. Bị rụng tóc có nguy hiểm không?
Rụng tóc thường được chia làm 2 dạng đó là rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý. Cụ thể:
– Rụng tóc sinh lý: Mỗi sợi tóc chia làm 3 giai đoạn: tăng trưởng, chuyển tiếp và nghỉ ngơi. Sau giai đoạn nghỉ, tóc sẽ rụng đi và nhường chỗ cho tóc mới phát triển. Trung bình mỗi ngày tóc sẽ rụng từ 30-100 sợi, đây là chuyện rất bình thường không có gì đáng lo ngại.

– Rụng tóc bệnh lý: Lượng tóc rụng mỗi ngày tăng lên đáng kể (>100 sợi/ ngày), không kiểm soát. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, tóc rụng lâu ngày không mọc lại, mái tóc càng trở nên thưa và mỏng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đáng không nhỏ tới tâm lý và sự tự tin của rất nhiều người. Đồng thời, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của vấn đề sức khỏe nào đó như bệnh tuyến giáp, lupus đỏ, tim mạch, thiếu máu,…
Xem thêm : Tóc rụng nhiều có nên đi khám không?
III. Tóc rụng phải làm sao?
1. Gội đầu đúng cách
Theo các chuyên gia, khi gội đầu các bạn nên lưu ý một số điểm sau:
– Không gội đầu quá ít hoặc quá thường xuyên (Tối đa 3 lần/ tuần)
– Tránh gội đầu bằng nước nóng
– Không nên gãi hoặc chà xát mạnh da đầu
– Nên dùng dầu xả sau khi gội đầu, tuy nhiên nên dùng đúng cách
– Để tóc khô tự nhiên thay vì việc sử dụng máy sấy nhiệt độ cao làm khô tóc

2. Lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp
Để chăm sóc một mái tóc rụng nhiều, ngoài việc gội đầu đúng cách, lựa chọn các sản phẩm tóc cũng là điều rất cần được chú trọng và lựa chọn thật kỹ. Nên ưu tiên các sản phẩm có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, an toàn và phù hợp với chất tóc, tình trạng da đầu để đảm bảo giúp tóc thêm óng ả, chắc khỏe.
3. Giảm căng thẳng, stress
Yếu tố tâm lý cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe tổng thể, trong đó có cả mái tóc. Khi bạn trải qua một biến cố tinh thần lớn, đột ngột hoặc chịu áp lực, mệt mỏi kéo dài thì vấn đề rối loạn nội tiết tố là điều không tránh khỏi. Điều này khiến tóc không hấp thụ được dưỡng chất và trở nên suy yếu rồi rụng đi.

Giải pháp cho vấn đề này đó chính là giải tỏa căng thẳng, ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ. Bạn có thể tăng cường việc luyện tập thể dục, thể thao, yoga, đi dạo, ngồi thiền, đọc sách,… Khi tâm trạng của bạn được cải thiện, sức khỏe sẽ tốt lên và tình trạng tóc gãy rụng cũng giảm đi đáng kể.
4. Hạn chế tiếp xúc với hóa chất gây hại cho tóc và da đầu
Như chúng ta biết một trong những nguyên nhân khiến tóc yếu và gãy rụng đó chính là tiếp xúc nhiều với hóa chất gây hại. Tác động của nó làm phá vỡ sự liên kết giữa các lớp lipid, keratin trên lớp biểu bì bảo vệ tóc.
Vì vậy để giúp tóc khỏe mạnh và hạn chế tình trạng rụng tóc các bạn nên hạn chế việc thay đổi kiểu tóc, màu tóc. Theo khuyến cáo của các chuyên gia tóc, khoảng cách giữa 2 lần làm tóc liên tiếp phải cách nhau ít nhất 6 tháng để tóc có thời gian hồi phục.
5. Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp tóc chắc khỏe từ bên trong
Tóc rụng phải làm sao để phục hồi và nuôi dưỡng tóc hiệu quả? Câu trả lời nằm một phần quan trọng ở chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Chỉ chăm sóc tóc từ bên ngoài là chưa đủ, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như protein, sắt, kẽm, biotin, omega-3, vitamin B, D, E… Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp tóc chắc khỏe từ bên trong, thúc đẩy quá trình mọc tóc, mang lại mái tóc suôn mượt và bồng bềnh hơn.

- Vitamin C: ớt chuông, kiwi, cải xoăn, ổi, cam, bưởi,…
- Vitamin E: Hướng dương, hạnh nhân, quả bơ, măng tây,…
- Biotin: Gan, trứng, các loại đậu, khoai lang, nấm,…
- Sắt: Ngũ cốc, hải sản, thịt đỏ, bí ngô,…
- Kẽm: Hàu, tôm, trứng, sữa, các loại rau xanh, trái cây,…
- Omega 3: Cá thu, cá hồi, hàu, cá trích, cá mòi,…
6. Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh
Việc xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học bằng việc hạn chế tiêu thụ những đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường, lipid, không hút thuốc lá, tránh sử dụng chất kích thích hay uống những đồ uống có cồn,… cũng là cách cải thiện sức khỏe mái tóc, hạn chế tình trạng tóc gãy rụng nhiều.
7. Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên
Với những trường hợp tóc rụng nhẹ, nguyên nhân do chăm sóc sai cách thì các bạn hoàn toàn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như bồ kết, nha đam, vỏ bưởi, trứng gà, dầu dừa,… để cung cấp độ ẩm, dưỡng chất cho tóc, kích thích tóc mọc nhanh và dài hơn. Dưỡng tóc bằng phương pháp này thường an toàn, lành tính không gây hại cho tóc và da đầu.
8. Điều trị rụng tóc dứt điểm bằng công nghệ cao
Tóc rụng phải làm sao khi tình trạng ngày càng nặng, tóc rụng nhiều và kéo dài? Trước hết, bạn cần đánh giá mức độ tổn thương của nang tóc để lựa chọn phương pháp phù hợp.
- Trường hợp rụng tóc nhẹ, nang tóc còn khả năng phục hồi:
Khi tóc rụng dưới 100 sợi/ngày và nang tóc vẫn còn sống, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng liệu trình Hair Growth Pro – công nghệ phục hồi tóc hiện đại kết hợp tinh chất đặc trị và sóng ánh sáng sinh học. Phương pháp này giúp kích thích mọc tóc, phục hồi nang tóc yếu, tăng cường tuần hoàn máu dưới da đầu, cải thiện rõ rệt độ dày và chắc khỏe của tóc chỉ sau vài buổi điều trị.

- Trường hợp rụng tóc nặng, hói đầu, nang tóc mất hoàn toàn:
Khi tóc rụng nhiều, kéo dài, có biểu hiện hói đầu thì cấy tóc tự thân là giải pháp duy nhất có thể khắc phục triệt để. Phương pháp này sử dụng chính các nang tóc khỏe mạnh từ vùng tóc dày (thường là phía sau đầu) để cấy vào vùng bị hói hoặc tóc thưa.

Ưu điểm nổi bật của cấy tóc tự thân:
– Chấm dứt tình trạng rụng tóc, hói đầu chỉ sau 1 lần thực hiện.
– Tóc cấy là tóc tự thân nên tương thích cao, tỷ lệ sống sót đạt 95%, mọc dài tự nhiên, không tái rụng.
– Không để lại sẹo nhờ bút cấy siêu vi, không chảy máu, hạn chế xâm lấn.
– Gây tê vùng da đầu, không đau, thủ thuật chỉ kéo dài 3–5 giờ.
– Tóc bắt đầu mọc ổn định sau 3–6 tháng, khỏe từ gốc đến ngọn.
– Không ảnh hưởng sinh hoạt, có thể điều chỉnh hướng mọc theo ý muốn.
9. Chọn đúng địa chỉ – Yếu tố quyết định hiệu quả điều trị
Cấy tóc tự thân là thủ thuật đòi hỏi kỹ thuật cao và sự tỉ mỉ tuyệt đối. Vì vậy, để đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên sâu và công nghệ hiện đại.

Hiện nay, tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là một trong những địa chỉ uy tín trong điều trị rụng tóc và cấy tóc tự thân. Phòng khám quy tụ đội ngũ bác sĩ có trên 10 năm kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, máy móc nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến. Cam kết hiệu quả bằng văn bản, hoàn tiền 100% nếu không đạt kết quả như tư vấn. Chi phí điều trị luôn được công khai minh bạch, tuân thủ đúng quy định của Bộ Y tế.
Tham khảo : Chi phí khám rụng tóc là bao nhiêu?
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc: “Tóc rụng phải làm sao” và lựa chọn được giải pháp điều trị phù hợp. Điều quan trọng là cần xác định đúng nguyên nhân, áp dụng phương pháp thích hợp và thăm khám tại cơ sở chuyên khoa uy tín. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ 0243.219.1111 – 028.3520.0009 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch thăm khám sớm nhất.