Thứ 2 - Chủ Nhật: 08:00’ - 20:00

cấy ghép tóc y học
Cấy tóc y học quốc tế
cấy râu tự thân
cấy râu tự thân
cấy râu tự thân

Biểu hiện bị hói tóc mái và cách điều trị hiệu quả

Những người sở hữu đường chân tóc cao đều có vùng trán rộng và gương mặt mất cân xứng. Nguyên nhân có thể là do bẩm sinh hoặc bị hói tóc mái. Tùy từng nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tìm hiểu về những biểu hiện của bị hói tóc mái và cách phục hồi giúp bạn lấy lại mái tóc dày đẹp, tự nhiên nhé!

I. Biểu hiện bị hói tóc mái là như thế nào?

Theo khảo sát, số lượng người mắc bệnh hói đầu ngày một gia tăng. Trong số đó bị hói tóc mái chiếm phần lớn. Tình trạng có thể xảy ra đối với tất cả mọi người không riêng gì ai. Ngay khi bạn gặp một trong số các dấu hiệu dưới đây thì khả năng cao sẽ bị hói tóc mái:

  • Tóc mái rụng nhiều bất thường trong thời gian dài sẽ khiến vùng trán bị hói.
  • Tóc mọc lại ít, thậm chí không mọc lại khiến đường chân tóc ngày càng lùi sâu về phía đỉnh đầu. 
  • Tùy thuộc vào giới tính, nguyên nhân tác động mà kiểu hói tóc mái ở nam và nữ là khác nhau. Với nam giới phổ biến là hói chữ M, chữ U, còn nữ giới thì đường chân tóc cao hơn bình thường hoặc xuất hiện những vùng kiểu bò liếm.

II. Nguyên nhân khiến bạn bị hói tóc mái

Theo các chuyên gia thì ngoài yếu tố bẩm sinh, bị hói tóc mái còn có thể bắt nguồn từ quá trình rụng tóc nghiêm trọng và liên tục trong thời gian dài. Về lâu dài sẽ khiến cho tóc con không mọc trở lại, gây ra tình trạng hói trán.

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rụng tóc trước trán ở cả nam/nữ và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

1. Tuổi tác

Nam giới trong độ tuổi trung niên thường gặp nhiều dấu hiệu rụng tóc hơn nữ giới do các bộ phận trên cơ thể bị lão hóa theo thời gian, bao gồm cả tóc. Mái tóc sẽ trở nên bạc màu, yếu và mỏng hơn, và các nang tóc sẽ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển.

2. Di truyền

Hói đầu di truyền liên quan đến tăng độ nhạy cảm của da đầu với hậu môn tiết tố DHT. Lượng DHT tăng cao quá mức cần thiết, tấn công nang tóc, suy yếu tế bào mầm tóc và gây ra tóc mọc yếu, mảnh, lưa thưa và dễ rụng. Nam giới có thể gặp phải nhiều kiểu rụng khác nhau như: hói trán (rụng tóc chữ M), hói đỉnh đầu (rụng tóc chữ U), thậm chí là hói mảng, hói đỉnh đầu.

3. Bệnh lý

Bị hói tóc mái thời gian dài mà không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng. Theo đó, một số bệnh lý có thể gây rụng tóc và hói trán như: bệnh lý về tuyến giáp, hắc lào, nhiễm trùng da đầu gây ra bởi nấm, lupus ban đỏ,…

4. Căng thẳng, stress

Tình trạng căng thẳng và stress kéo dài có thể là nguyên nhân khiến cho cơ thể mất đi sự cân bằng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để cho các hormone Telogen effluvium sản sinh nhiều hơn gây nên hiện tượng tóc rụng đột ngột trong thời gian ngắn, ngăn cản sự phát triển của các nang tóc làm cho tóc suy yếu và rụng mất kiểm soát.

5. Dùng thuốc, hóa chất

Một số loại thuốc như thuốc giảm cân, thuốc làm loãng máu, thuốc điều trị ung thư… có thể gây ra hiện tượng rụng tóc. Tuy nhiên đây chỉ là tình trạng tạm thời và hoàn toàn có thể phục hồi. Việc để da đầu tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất tạo kiểu uốn, nhuộm, tẩy… sẽ khiến cho tóc dễ bị gãy rụng và xơ rối. Mặc dù tóc có thể mọc lại sau đó nhưng một số trường hợp nang tóc bị tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng hói vĩnh viễn.

III. Cách khắc phục tình trạng bị hói tóc mái

Để điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây ra hói tóc mái, bạn cần tìm đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và có phác đồ điều trị thích hợp. Với các trường hợp còn nang tóc bạn có thể cải thiện bằng các loại thuốc hay nguyên liệu tự nhiên để sợi tóc chắc khỏe và phát triển nhanh hơn.

Còn với trường hợp nang tóc đã mất hoặc yếu tự nhiên, hói bẩm sinh bạn nên lựa chọn cấy tóc tự thân để khắc phục tình trạng này nhanh chóng, dứt điểm.

Nếu bạn vẫn còn đang phân vân chưa biết nên lựa chọn phương pháp nào chúng tôi sẽ phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp để bạn tham khảo:

1. Dùng thuốc

Hiện nay, có 2 loại thuốc đã được chứng minh là hiệu quả trong việc điều trị tình trạng rụng tóc và hói đầu ở cả nam và nữ giới đó là Minoxidil và Finasteride.

Ưu điểm của 2 loại thuốc này là hiệu quả cao đối với những người bị hói ở mức độ nhẹ và trung bình. Số lượng tóc rụng giảm trong khi lượng tóc mới mọc lại tăng nhanh sau vài tháng sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của 2 loại thuốc này là có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như rối loạn chức năng tình dục, trầm cảm, lo âu và ngứa ngáy da đầu. Đặc biệt, nếu người bệnh ngưng sử dụng thuốc thì tóc có thể bị rụng lại và tình trạng sẽ trở lại giống như lúc ban đầu.

2. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Nhiều người bị hói tóc mái đang áp dụng các phương pháp chăm sóc tóc bằng thảo dược như tinh dầu vỏ bưởi, dầu oliu, dầu dừa, mật ong, nha đam, hành tây,… theo một số kinh nghiệm dân gian xưa được truyền lại. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh lý về da đầu và kích thích mọc tóc nhanh chóng.

Ưu điểm của phương pháp này là an toàn cho cơ thể, không có tác dụng phụ và giúp nuôi dưỡng sợi tóc chắc khỏe từ sâu bên trong. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả không cao đối với trường hợp hói đầu di truyền hoặc hói đầu lâu năm. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng yêu cầu người thực hiện phải có sự kiên nhẫn và kiên trì trong thời gian.

Xem thêm: Bị hói có cấy tóc được không? Giải đáp chi tiết từ chuyên gia

3. Cấy tóc tự thân

Đây là liệu pháp thẩm mỹ được áp dụng để giúp tái phân bổ mật độ tóc trên da đầu, kích thích tóc mọc lại ở vùng trước trán. Thủ thuật này chỉ nên thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa được Sở Y tế cấp phép.

Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả cao, kể cả đối với các trường hợp hói đầu di truyền hoặc bẩm sinh. Một lần trị hói đầu bằng cấy tóc có thể đạt được tỷ lệ tóc mọc khỏe trên 95% và có thể duy trì vĩnh viễn. Quá trình thực hiện tỉ mỉ và chính xác với các thiết bị chuyên dụng để hạn chế tối đa xâm lấn, không gây đau đớn và không để lại sẹo.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí tốn kém do bác sĩ phải thực hiện cấy từng sợi tóc vào sâu bên trong da đầu của bệnh nhân. Ngoài ra, đây là một thủ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn và tay nghề cao. 

Lý do các bác sĩ thực hiện phải lấy các nang tóc khỏe từ phía sau gáy là vì những sợi tóc này có khả năng chống lại hormone gây rụng tóc DHT. Từ đó giúp cho các sợi tóc sau khi được cấy vào sẽ không xảy ra hiện tượng thoái hóa và rụng.

Hiện nay, đối với phương pháp điều trị hói tóc mái tại Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế, khách hàng có thể lựa chọn giữa 1 trong 4 kỹ thuật sau đây:

Kỹ thuật FUEKỹ thuật HATKỹ thuật SHTKỹ thuật PNS
– Cấy đa phôi/song phôi- Thiết bị cấy ghép: 1mm- 1 lần lấy được tối đa 3500 đv nang tóc- Tái tạo lỗ chân lông micron ít chảy máu- Hồi phục nhanh, không sẹo- Tỷ lệ nang tóc sống: >95%– Cấy đơn phôi- Nang tóc có độ cong nhất định- Thiết bị cấy ghép: 0,8mm- Phục hồi nhanh, không đau, ít chảy máu, không sẹo- Mật độ đồng đều- Tỷ lệ nang tóc sống: >95%– Cấy trực tiếp nang tóc vào da đầu- Sử dụng bút Choi Hair Implanter 0,6mm- Không cần chiết tách, tạo lỗ, không đau, không sẹo- Điều chỉnh hướng tóc linh hoạt- Mật độ tóc dày, đồng đều hơn- Phục hồi nhanh, tỷ lệ nang tóc sống 99%– Không cần cắt tóc, cạo đầu- Dụng cụ lấy nang xoay hướng kép- Nang tóc được cấy có chiều dài theo nhu cầu- Hiệu quả thẩm mỹ tức thì- Mật độ tóc dày, đẹp như ý muốn- Tỷ lệ nang tóc sống: 98%

Trên đây là những chia sẻ về các phương pháp giúp điều trị hói đầu nhanh chóng và hiệu quả nhất. Nếu bạn đang bị hói tóc mái hãy liên hệ ngay với Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế theo số hotline 02432191111 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

cấy ghép tóc
Copyright © Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế | All Rights Reserved
cấy ghép tóc cấy ghép tóc
Bảo mật tư vấn Tư vấn miễn phí